HOA SÓI

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…

daydreaming distracted girl in class

HOA SÓI

Giới thiệu dược liệu

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…

  • Tên thường gọi: Hoa Sói

  • Tên gọi khác: Sói, Sói Gié,…

  • Tên khoa học: Chloranthus spicatus 

  • Họ: Hoa Sói (Chloranthaceae)

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ…

Đặc điểm tự nhiên- Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Cây sói là cây thân thảo, cây tương đối thấp, chiều cao trung bình 30 – 60cm. Những cây cao cũng chỉ tầm 1m. Thân cây màu lục đậm, phủ trên mấu, có các nốt sần, phân nhiều nhánh, mỗi nhánh chia thành nhiều đoạn. 

Lá cây sói hình bầu dục đơn giản, mọc đối nhau. Lá nhọn ở đầu, có răng cưa. Phiến lá hình bầu dục, dài 4-10cm, rộng 2-5cm, nhẵn, không lông. Mặt lá có những đường gân nổi rõ, bóng đẹp, mỗi lá có 5-7 cặp gân phụ. Cuống lá dài 1-2cm.

Hoa sói màu xanh vàng, không cánh, nhỏ như hạt kê, mùi thơm dễ chịu vào mùa hè và mùa thu. Mỗi chùm có khoảng 4 - 6 cành, trung bình mỗi cành có từ 15 - 20 bông hoa nhỏ mọc trên đó. Cây sói ra hoa quanh năm, chu kỳ 30 – 35 ngày từ khi hoa có nụ đến khi chín. Hoa nở nhiều nhất vào tháng 3 và tháng 4. Vào tháng 6 – tháng 8 hoa thường nhỏ dần và năng suất cũng giảm vì nắng nóng.

Quả của cây Hoa sói hình quả mọng, có kích thước nhỏ, đường kính từ 0,3 – 0,4 mm. Quả thường tập trung thành từng chùm ở đầu cành, mỗi chùm khoảng 18-20 quả. Quả khi chín có màu đỏ gạch.

Phân bố

Hoa sói có nguồn gốc ở châu Á. Họ Hoa sói là một họ trong thực vật có hoa, gồm 4 chi, với khoảng 75 loài cây thân thảo hay thân gỗ, chủ yếu sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng không có ở châu Phi. Tại Madagascar chỉ có chi Ascarina.

Hoa sói là loài cây ưa ẩm, ưa bóng nên rất thích hợp trồng ở vùng đất trung du và núi thấp. Ở Việt Nam, cây được thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc và được trồng nhiều ở các địa phương khác để làm cảnh trong sân vườn, lối đi do có mùi thơm hay làm thuốc hoặc lấy hoa làm hương trà. Đây cũng là loại cây dễ trồng, nhanh phát triển nhanh, ít sâu bệnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hoa, quả và toàn bộ thân, rễ.

Thu hái

Có thể thu hái Hoa sói quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hái vào tháng 3 – 4 vì đây là mùa hoa nở nhiều nhất trong năm, thơm và tinh túy nhất.

Thân và rễ Hoa sói nên được lấy từ cây trưởng thành.

Chế biến

Sau khi thu hái hoa Sói, đem rửa sạch đất cát. Dùng tươi hay phơi, sấy khô đều được.

Thành Phần Hóa Học 

Các thành phần chính của hoa Sói gồm (Z) -β-ocimene (6,3%), allo-aromadendrene (6,2%), sarisan (2-allyl-4,5-methylenedioxyanisol, 4,2%) và selina-4 (15), 7 (11) -diene (6,4%).

Trong rễ hoa Sói có 11 monoterpen, 11 sesquiterpenes, 7 hợp chất với oxi. 

Hoa và rễ cũng chứa tinh dầu, flavonoid, axit fumaric…

Tác dụng – Công dụng

Thành phần flavonoid và acid fumaric trong hoa sói có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu và hỗ trợ tăng tuần hoàn.

Thành phần sesquiterpen có trong hoa sói có khả năng bảo vệ gan. Ngoài ra hoa sói giúp làm giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư. 

Theo Đông y, toàn cây hoa sói có vị cay ngọt, hơi chát, tính ấm, có độc. 

Hoa Sói đã được sử dụng từ xa xưa trong Y học cổ truyền với các công dụng như:

  • Điều trị đau nhức, chấn thương và chảy máu.

  • Chữa chảy máu, gãy xương, viêm tủy xương, ngã do chấn thương.

  • Hoa Sói trị cảm lạnh.

  • Trị viêm khớp dạng thấp đau tê khớp.

  • Chữa động kinh.

  • Chữa tử cung sa xuống.

  • Chữa mụn nhọt, đinh độc chưa làm mủ.

  • Chữa ho.

Cách dùng – Liều dùng

Bài thuốc kinh nghiệm dùng trị sốt, cảm mạo, thiên đầu thống, động kinh

  • Dược liệu: Toàn thân Hoa sói.

  • Mỗi ngày 10 - 12g, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc kinh nghiệm trà hoa sói giúp điều hòa miễn dịch

Hái Hoa sói tươi về sơ chế sạch với nước, để ráo dưới gió. Sau đó cho Hoa sói ướp theo tỷ lệ 300 – 400g một kg trà. Sau đó pha nước uống.

Lưu ý

Thân và rễ cây sói rừng có độc nên những bộ phận này chỉ nên dùng ngoài da, không được uống. Có thể giã nát để đắp ngoài vết thương, hoặc ngâm rượu để xoa bóp.

Không sử dụng đối với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cố gắng mang thai.

Liều dùng của Hoa Sói nên vào khoảng 10-12 g / ngày. Không nên dùng quá nhiều để tránh bị ngộ độc.

Liều dùng của Hoa Sói khác nhau đối với những đối tượng khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý nền và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY ĐAU XƯƠNG

DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, cây đau xương, khau năng cấp. Dây đau xương là loại dược liệu mọc hoang khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp được sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THIÊN LÝ

THIÊN LÝ

Nhắc đến Thiên lý có lẽ người Việt Nam ta ai cũng biết đến khi đây là loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, Thiên lý cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình ấm cúng. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Sau đây là những thông tin về các tác dụng trong Y học của Thiên lý.
administrator
MỘC HƯƠNG

MỘC HƯƠNG

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,…
administrator
CÂY NỔ GAI

CÂY NỔ GAI

Cây nổ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây đinh vàng, cây bỏng nổ, cây méc ten, cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng. Cây nổ gai là cây thuốc thường được dùng trong phạm vi nhân dân. Cây nổ ra hoa quả rất nhiều hàng năm. Quả nổ gai lúc chín có thể ăn được và phát tán xa nhờ dòng nước. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
QUY BẢN

QUY BẢN

Quy bản (Testudo elongata) được lấy từ loài rùa nhỏ, thân ngắn, thân rùa được bảo vệ bởi phần lưng (mai rùa) dày như tấm giáp, là phiến sừng hoặc nhiều vảy cứng ghép lại và phần bụng phảng (yếm rùa).
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator