DẦU TẦM XUÂN

Dầu tầm xuân được chiết xuất từ quả của cây hoa hồng dại. Trong dầu có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và giữ gìn sự trẻ đẹp cho làn da, tăng độ đàn hồi và trắng da.

daydreaming distracted girl in class

DẦU TẦM XUÂN

Đặc điểm tự nhiên

Dầu nụ tầm xuân, hay vẫn được gọi là dầu hạt quả tầm xuân, được chiết xuất từ bụi cây hồng dại, được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Châu Âu và Nam Phi.

Bạn đừng nhầm lẫn loại dầu này với chiết xuất hoa hồng. Quả cây tầm xuân là những quả nhỏ li ti được tìm thấy trong những bông hoa. Khi bông tầm xuân nở rộ và những cánh hoa rơi xuống sẽ còn sót lại những quả này.

Dầu nụ tầm xuân có mùi hương phảng phất và dịu nhẹ. Màu sắc của dầu nụ tầm xuân có thể biến đổi đa dạng từ sắc màu vàng sậm, màu đỏ cam đến một màu vàng nhạt.

Màu sắc cũng chính là thang đo chất lượng dầu. Dầu có màu vàng đậm hoặc đỏ là loại hảo hạng vì chúng được ép nguội, trong khi dầu có màu vàng nhạt là loại đã được pha chế nhiều hoặc được lấy từ những nguồn có chất lượng kém hơn.

Thành phần hóa học

Dầu nụ tầm xuân chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu bao gồm vitamin A, C, và E, các axit béo ví dụ như omega 3, omega 6 và omega 9. Ngoài ra, còn có một số loại axit béo như axit stearic, axit palmitic, carotenoids hợp chất phenon và axit trans-retinoic (một dạng axit của vitamin A có tính năng chữa bệnh).

Tác dụng và công dụng

+Tác dụng phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sống sót của tế bào ung thư giảm đáng kể sau khi ủ chúng với dầu tầm xuân. Giả thuyết khác lại chỉ ra các chất chống oxy hóa như vitamin C và phenolic ảnh hưởng đến quá trình tăng sinh của tế bào.

+Tác dụng tẩy tế bào chết và làm sáng da: Tẩy tế bào chết tự nhiên với dầu tầm xuân có thể giúp giảm xỉn màu và mang lại cho bạn làn da tươi sáng, tràn đầy sức sống.

+Tác dụng phòng ngừa và điều trị viêm khớp dạng thấp: Khả năng chống viêm của dầu tầm xuân là nhờ vào các acid béo (triterpenoid acids, ursolic acid,…) ức chế COX. Quá trình hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp là còn nhớ vào các chất chống oxy hóa (vitamin C,vitamin E, carotenoids, polyphenol) ức chế giải phóng NO, ROS.

+Tác dụng làm giảm lượng đường trong máu: Nghiên cứu của Orhan cho chuột uống streptozotocin, thuốc làm chuột bị tăng đường huyết. Sau đó, Orhan dùng dầu nụ tầm xuân cho chuột uống. Thì thấy nhóm được uống dầu tầm xuân giảm đường huyết rõ rệt.

+Tác dụng chống oxy hóa: Dầu này chứa một lượng lớn polyphenol, vitamin C, E, B và carotenoid. Vitamin C thường xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm, và giúp làm mịn da, giúp da khỏe và sáng bóng.

+Tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và bảo vệ da: Dầu tầm xuân được biết đến là một chất làm mềm và dưỡng ẩm da hiệu quả. Với hàm lượng cao các axit béo thiết yếu, đặc biệt là omega-3 (axit linolenic) và omega-6, dầu hạt tầm xuân có thể làm mềm da và cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da một cách hiệu quả. Với hàm lượng vitamin C cao, dầu hạt tầm xuân có thể giúp làm mờ nếp nhăn, làm sáng da và giúp chống lại các gốc tự do trong da.

+Có khả năng tái tạo và chữa lành vết thương: Bởi vì nó chứa hàm lượng cao vitamin A, vitamin B và vitamin E, dầu tầm xuân được biết đến với đặc tính tái tạo và hỗ trợ chữa lành cho làn da. Có nghiên cứu chỉ ra rằng dầu tầm xuân làm giảm sự xuất hiện của sẹo và vết rạn da. Nhưng không có bằng chứng khoa học để chứng minh cho tuyên bố này. Đó có thể là do thành phần vitamin A, vitamin C và axit béo trong dầu.

+Tác dụng làm giảm viêm da: Nhờ lượng vitamin E và anthocyanin – hai thành phần có thể làm dịu và làm dịu kích ứng – dầu tầm xuân được chuyên gia cho rằng có khả năng làm giảm triệu chứng viêm ở những người đang mắc bệnh rosacea, bệnh chàm và các vấn đề về da viêm nhiễm khác.

+Tăng sản xuất collagen và độ đàn hồi của da: Dầu tầm xuân giàu vitamin A và C, chúng đều cần thiết cho sự sản sinh collagen. Dầu gai dầu cũng được chỉ ra có thể ức chế tạo ra MMP-1, một enzym phá vỡ collagen trong cơ thể.

+Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch: Dầu tầm xuân chứa nhiều chất chống oxi hoá và axit béo không bão hoà như acid linoleic, chất được biết đến là hiệu quả trong việc ngăn ngừa phá vỡ màng tế bào của da. Tế bào khỏe mạnh có vai trò là lớp bảo vệ giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập da dễ gây nổi mụn và nhiễm trùng.

Cách dùng

Dầu tầm xuân thường được dùng để bôi tại chỗ. Vitamin E có thể được kết hợp với dầu thường xuân như một chất bảo quản tự nhiên. Dầu tầm xuân nên được bảo quản trong chai thủy tinh tối màu để tránh tiếp xúc với ánh sáng.

Không có khuyến nghị về liều lượng dùng của dầu tầm xuân. Một số chuyên gia khuyên bạn có thể sử dụng dầm tầm xuân 2 lần/ngày (sáng – tối). Sau khi làm sạch da, bạn cũng có thể thoa dầu nụ tầm xuân lên các vùng da bị khô, sẹo hoặc vết rạn.

Lưu ý khi sử dụng

Dầu tầm xuân không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Trong một số trường hợp, vitamin C trong dầu tầm xuân có thể gây hại. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Những bệnh lý cần lưu ý khi dùng dầu tầm xuân:

+Bệnh tiểu đường.

+Sỏi thận: một lượng lớn vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

+Thiếu máu: vitamin C có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ sắt.

+Tầm xuân dưới mọi hình thức có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn nên ngừng sử dụng hai tuần trước khi phẫu thuật hoặc nếu bạn dùng thuốc đông máu.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
ĐINH HƯƠNG

ĐINH HƯƠNG

Đinh hương là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại. Với hương vị đặc trưng cùng với khả năng chữa bệnh đa dạng, đinh hương đã được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông Y. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đinh hương để chăm sóc sức khỏe.
administrator
TIM SEN

TIM SEN

Cây sen, còn được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp cùng với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, tim sen là phần được sử dụng phổ biến, thường dùng để hãm trà uống với công dụng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tim sen, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé.
administrator
CÚC HOA

CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa là một loại thực vật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cúc hoa và các công dụng của thảo dược này nhé.
administrator
DỨA DẠI

DỨA DẠI

Dứa dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dứa rừng, dứa gai, dứa núi.
administrator
ĐẬU ĐỎ

ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀI SƠN

HOÀI SƠN

Hoài sơn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ mài, thự dự, sơn dược, khoai mài, chính hoài, khoan mài. Củ hoài sơn (củ mài) là dược liệu quý, được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn điều trị chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, di tinh, bạch đới, thận hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator