CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…

daydreaming distracted girl in class

CÂY XẤU HỔ

Giới thiệu về dược liệu

  • Cây xấu hổ là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…

  • Tên gọi khác: cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo, cây tu thảo,…

  • Tên gọi khoa học: Mimosa pudica 

  • Họ: Họ Ðậu – Fabaceae

Ở Việt Nam, cây xấu hổ được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Phân bố

Cây xấu hổ có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, cũng phổ biến ở một số khu vực châu Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,… Loài cây này rất thân thuộc với nước ta, thường mọc hoang ở ven đường, bờ sông hoặc bãi đất trống và phát triển nhiều ở miền Nam hơn miền Bắc.

Cây xấu hổ là loài thân thảo, ưa sáng, sống ít năm nhưng mọc nhiều, thường mọc nơi bóng râm, yên tĩnh, ít người sinh sống. Chúng chịu được khí hậu nắng, nóng, khô hạn. Thường mọc thành bụi lớn, cao 30-40cm. Lúc mới mọc, chúng có xu hướng mọc thẳng, hướng lên và thường bò trườn trên mặt đất khi trưởng thành. 

Thu hái và chế biến

Cành và lá chế biến tươi hoặc khô đều được và có thể hái vào mùa khô.

Rễ có thể đào quanh năm, rửa sạch đất, thái mỏng, phơi khô và có thể bảo quản được lâu ngày.

Thành phần hóa học 

  • Alcaloid, chất này thường được sử dụng để bào chế thuốc giảm đau, thuốc gây tê. 

  • Crocetin, Flavonoid, Minosin, acid hữu cơ, acid amin, các loại alcol,… có ý nghĩa đối với sinh học.

  • Lá có chứa Adrenalin và Selen, thành phần có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.

  • Hạt chứa 17% chất nhầy gồm: 8,7% acid palmitic, 8,9% stearic, oleic 31%, linoleic 51%.

Tác dụng - Công dụng 

Trị đau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân

Cách 1: 

  • Phơi khô rễ cây xấu hổ rồi sao vàng, tẩm rượu, sao khô lại. 

  • Sắc nước uống trong ngày.

  • Mỗi lần dùng 20 - 30g.

Cách 2: 

  • 20 - 30g rễ cây xấu hổ sao vàng, đem tẩm rượu và 20g rễ cúc tần, 20g bưởi bung, 10g dây cam thảo và 10g rễ đinh lăng.

  • Sắc nước uống trong ngày.

Hỗ trợ làm mát gan

  • 40g cây xấu hổ phơi khô.

  • Sắc nước uống mỗi ngày.

Trị viêm phế quản mạn tính

  • Dùng 30g cây xấu hổ, 16g rễ lá cẩm.

  • Sắc nước uống mỗi ngày 2 lần.

Trị zona thần kinh

Giã nát lá cây xấu hổ, sau đó đắp chúng lên vùng da bị zona để hỗ trợ giảm đau.
Trị mất ngủ, suy nhược thần kinh

Cách 1:

  • Dùng 15g cây xấu hổ.

  • Sắc nước uống trong ngày.

Cách 2: 

  • 15g rễ cây xấu hổ, 15g cúc tần, 30g chua me đất.

  • Sắc nước uống mỗi ngày, nên uống nhiều vào buổi tối.

Cách 3: 

  • 15g cây xấu hổ, 15g cây nụ áo hoa tím, 10g lạc tiên, 10g thảo quyết minh, 10g mạch môn, 30g chua me đất hoa vàng.

  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  • Dùng liền trong 7 - 10 ngày.

Trị viêm dạ dày, hoa mắt, mất ngủ, đau đầu

  • Dùng 10 - 15g rễ cây xấu hổ

  • Sắc nước uống trong ngày

Trị đau nhức xương khớp

Cách 1: 

  • Thái lát mỏng rễ cây xấu hổ rồi phơi khô. 

  • Mỗi ngày dùng 120g rễ cây xấu hổ, đem rang lên, tẩm rượu 35 - 40° rồi sao khô. 

  • Khi dùng, sắc 120g rễ cây với 600ml nước, tới khi nước rút còn 200 - 300ml thì ngừng. 

  • Uống 2 - 3 lần mỗi ngày. 

  • Hiệu quả sau 4-5 ngày.

Cách 2: 

  • Dùng rễ cây xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi loại dược liệu 12g.

  • Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Trị cao huyết áp

  • Cây xấu hổ, cùi bông sứ, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngu, kiến cò, mỗi dược liệu 6g và 4g địa long, 8g hà thủ ô, 8g tăng ký sinh

  • Sắc nước uống mỗi ngày hoặc tán thành bột rồi vo viên uống hằng ngày.

Trị đầy bụng, khó tiêu

  • 16g gồm lá và cành cây xấu hổ, 12g thần khúc, 16g bạch thược, 16g mạch nha

  • Sắc uống 2 lần mỗi ngày 

  • Sử dụng sau bữa ăn 1 bát nước thuốc. 

  • Hiệu quả sau 3-5 ngày sử dụng.

Phòng ngừa tái phát tê thấp, thấp khớp, đau xương

  • 15 - 20g rễ cây xấu hổ khô và 15 - 20g rễ cây lá lốt khô

  • Sắc uống mỗi ngày hoặc thêm vào một chút muối ăn vào nước vừa sắc rồi ngâm với các khớp bị bệnh trong khoảng 20 - 30 phút, ngâm khi nước thuốc ấm.

Trị viêm khớp

  • Chuẩn bị 40 - 50g cây xấu hổ, 40 - 50g lá lốt , 20g lá long não , 30 - 40g hoắc hương, 30 - 40g tía tô, 30 - 40g cây hy thiêm, 30 - 40g lá ngải cứu, 30 - 40g đơn tướng quân và 15g quế chi. 

  • Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước ngang xấp xỉ dược liệu rồi đun sôi, tới khi thấy mùi thơm tỏa ra thì trùm vải kín, xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày tới khi mồ hôi toàn thân toát ra thì ngừng lại. 

  • Nên xông hoặc tắm hơi mỗi ngày 1 lần, nghỉ 1 tuần rồi lặp lại, mỗi liệu trình 2 tuần.

Trị khí hư

  • Rễ cây xấu hổ tươi giã nát, ép thành nước uống. 

  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh.

  • Sử dụng liên tục trong 1 tuần.

Trị động kinh

  • 20g cây xấu hổ phơi khô, 10g cây câu đằng.

  • Sắc uống trong ngày.

  • Khi bệnh nhân chuẩn bị tới cơn co giật, chú ý cây câu đằng không nên sắc quá kỹ.

Lưu ý

  • Không dùng cây xấu hổ cho người suy nhược cơ thể, người bị hàn và phụ nữ mang thai.

  • Không được dùng kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa.

  • Ngưng sử dụng hoặc thăm khám nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
KHOẢN ĐÔNG HOA

KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề
administrator
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
CÂY CỨT LỢN

CÂY CỨT LỢN

Cây cứt lợn tưởng chừng chỉ là một loại cỏ dại nhưng ít ai biết được chúng mang bản chất dược tính cao với nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, nhất là trong việc điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
YẾN SÀO

YẾN SÀO

Yến sào, hay còn gọi là tổ Yến, là một trong những nguyên liệu quý hiếm được sử dụng rộng rãi trong y học. Tổ Yến là sản phẩm của chim Yến, được xem là loại chim có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp châu Á và được nuôi trồng nhân tạo để thu hoạch tổ Yến. Với thành phần hóa học đặc biệt và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tổ Yến đã trở thành một sản phẩm được săn đón và ưa chuộng trên thị trường.
administrator
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator