LÁ BÀNG TƯƠI

Lá bàng tươi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, quang lang. Lá bàng là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Trong đó, việc dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa là một trong những phương pháp được nhiều chị em tin dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ BÀNG TƯƠI

Đặc điểm tự nhiên

Cây bàng có thân to, là cây lâu năm. Cây có thể cao đến 20m, có các cành mọc dạng vòng.

Lá bàng rất to dài 20-30cm, rộng 10-15cm, có hình trái xoan ngược, phần chóp tròn, gốc thon lại và cụt, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới lá có lông nhung nhạt.

Hoa nhiều, mọc thành dạng bông, có lông hung dài 15-20cm.

Quả bàng hình trái xoan, trơn láng nhọn 2 đầu, mép rìa 2 bên hẹp, quả dài 4cm, rộng 3cm. bên trong quả có cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạt trắng, chứa nhiều dầu béo.

Vào khoảng tháng 2, cây thường thay lá, các lá già rụng đi, cây tự mọc lá non.  Cây ra hoa từ tháng 3-7, từ tháng 4-9 thì có quả.

Cây mọc hoang nhiều ở trên các đảo, vùng ven biển. Cây cũng được trồng nhiều nơi để lấy bóng mát.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá là phần được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc sấy khô.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tìm thấy nhiều chất có giá trị trong lá bàng tươi. Các chất này gồm có: flavonoid, tanin, saponin, chloroform, glycosides, alkaloids, carbohydrates, protein, amino acid,...

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để chứng minh công dụng kháng khuẩn, kháng nấm của lá bàng tươi. Các nhà khoa học đã cho thí nghiệm với nhiều chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm khác nhau, như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Eschiershea coli, K. pneumonia,… Dân gian cũng hay sử dụng loại dược liệu này để điều trị viêm da cơ địa. Thuốc được dùng với dạng đắp ngoài hoặc tắm.

+Tác dụng kháng viêm: Theo một thí nghiệm được thực hiện trên chuột, dịch chiết lá bàng tươi có khả năng kháng viêm. Người ta làm cho chuột bị phù tai cấp và mạn. Sau đó cho điều trị với nhiều loại dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây bàng. Kết quả cho thấy, dịch chiết phân đoạn chất chloroform trong lá bàng vẫn còn tươi cho hiệu quả vượt trội hơn cả. Chất này làm giảm phù tai trên chuột cả cấp và mạn với tỉ lệ cao. 

+Tác dụng chống đái tháo đường: Hiệu quả này do nhiều cơ chế phức tạp. Loại dược liệu này giúp bảo vệ và tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định). Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase. Đây là men chính trong quá trình thoái giáng carbohydrate thành glucose trong máu để để làm tăng đường huyết.

+Tác dụng chống ung thư: Các nghiên cứu trên chuột cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Do trong lá có nhiều flavonoids, chloroform, saponin…Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.

Công dụng

Lá bàng là dược liệu có tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị cảm sốt, làm ra mồ hôi.

+Điều trị viêm da cơ địa.

+Điều trị tê thấp.

+Điều trị mụn bọc, sưng đỏ, đau.

+Điều trị viêm họng, đau họng.

+Điều trị đau dạ dày.

+Điều trị bệnh trĩ.

Liều dùng

Lá được dùng sắc uống chữa cảm sốt làm cho ra mồ hôi, chữa tê thấp, đau nhức, ghẻ, sâu răng hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.

Lưu ý khi sử dụng

+Nên lựa chọn lá bàng non, vì lá quá già sẽ không đảm bảo dược tính đủ để trị bệnh. Cũng cần tránh những lá sâu, bệnh, để tránh gây kích ứng thêm cho da.

+Trong quá trình điều trị, nếu có dị ứng, phản ứng bất thường thì nên dừng liệu trình điều trị lại.

+Trong quá trình điều trị, hạn chế dùng thực phẩm dễ gây dị ứng dị, chất kích thích như: rượu, bia, hải sản, măng, cà,...

+Mặc quần áo rộng rãi , thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da bị bệnh.

+Tránh cào gãi lên vùng da đang điều trị

Có thể bạn quan tâm?
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
KIM TIỀN THẢO

KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….
administrator
TÂM SEN

TÂM SEN

Từ lâu, Sen đã được coi là một loại hoa đặc trưng tại nước ta. Bên cạnh nét đẹp không lẫn đi đâu được thì Sen còn là một nguồn cung cấp thực phẩm cũng như dược liệu chữa bệnh phong phú khi hầu như mọi bộ phận của loài thực vật này đều có thể sử dụng được.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
XUYÊN KHUNG

XUYÊN KHUNG

Xuyên khung (Ligusticum wallichii) là một loại thảo dược phổ biến trong Y học cổ truyền trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến đau đầu, đau bụng, đau lưng và chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Với các thành phần chính là các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, xuyên khung đã được nghiên cứu và khám phá những tính chất và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator