RAU NGÓT

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao

daydreaming distracted girl in class

RAU NGÓT

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Breynia androgyna (L.)

Tên đồng nghĩa: Sauropus androgynus (L.) Merr.

Họ: Diệp hạ châu (Phyllanthaceae).

Tên gọi khác: Rau bồ ngót, rau tuốt, rau bù ngót, hắc diện thần

Đặc điểm dược liệu

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Thân nhẵn, có nhiều cành, mọc thẳng, Vỏ thân màu xanh lục sau đó chuyển sang rồi nâu nhạt.

Lá màu lục thẫm, mọc so le, có 2 lá kèm nhỏ, cuống lá ngắn, phiến lá có hình bầu dục hoặc hình trứng, mỏng, láng và không thấm nước. Quả bồ ngót thuộc dạng quả nang khô, có hình bầu, bên trong chứa các hạt hình tam giác.

Hoa đực mọc thành xim đơn ở phía dưới kẽ lá, hoa cái ở trên.

Qủa nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.

Phân bố, sinh thái

Rau ngót là cây mọc hoang, được trồng khắp nơi trên nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Cây thường được trồng để làm thuốc chữa bệnh, làm hàng rào hoặc dùng làm rau ăn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá và rễ

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm và dùng tươi. Khi làm thuốc thường chọn những cây từ 2 năm trở lên.

Lá và rễ rau ngót rất dễ héo và úng, do đó nên sử dụng trong ngày. Nếu có nhu cầu sử dụng qua ngày, dược liệu cần phải được bảo quản trong tủ lạnh.

Thành phần hóa học 

Rau ngót chứa thành phần chủ yếu là protit, gluxit, canxi, photpho, vitamin C, các chất khoáng natri, kali, sắt, magiê, đồng, kẽm, mangan, coban, hợp chất phenolic, carotenoid cùng nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysin, metionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, isoleucine, leucine, valine

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền:

- Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết

- Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao

Theo Y học hiện đại, rau ngót có những tác dụng như:

- Thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc và làm mát cơ thể

- Cải thiện đời sống tình dục: Thành phần hoạt chất trong rau ngót có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục, giúp kích thích hưng phấn, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới

- Giảm cân

- Kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu cho thấy, rau ngót có chứa lượng lớn insulin. Do đó, nếu sử dụng thường xuyên có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển

- Ổn định huyết áp: Hoạt chất papaverin có trong lá bồ ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, đồng thời giúp làm giãn mạch máu. 

- Tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm: Hàm lượng lớn vitamin C và các thành phần dinh dưỡng khác trong rau ngót có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.

- Hàm lượng hợp chất phenolic trong lá rau ngót có khả năng trung hòa các gốc tự do, chống oxy hóa. Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, ung thư.

- Tác dụng kháng khuẩn: Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ lá rau ngót có thể ức chế một số vi khuẩn như:

+ Vi khuẩn gram âm: Klebsiella pneumonia, Proteus vulgaris, Pseudomonas aeruginosa.

+ Vi khuẩn gram dương: Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis.

- Tăng tạo sữa mẹ và làm tăng đáng kể hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ.

Cách dùng - Liều dùng 

Rau ngót có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nước ép hoặc chế biến món ăn. Liều dùng mỗi ngày là 20 – 40 gram.

Một số bài thuốc có rau ngót:

- Chữa đỏ mắt: Sắc uống các dược liệu 50 gram rau bồ ngót, 30 gram lá tre, 10 gram lá chanh, 30 gram rễ cỏ xước và 30 gram lá dâu, chia thành nhiều lần uống trong ngày. 

- Trị sốt cao, ho, ban, tưa lưỡi hoặc sởi: Sử dụng 20 – 40 gram lá rau ngót tươi đem sắc nước và uống mỗi ngày giúp hạ sốt và cải thiện triệu chứng ho và ban. 

- Điều trị chứng đái dầm ở trẻ: Giã nát 40 gram lá bồ ngót đem và vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 1 ít nước đun sôi để nguội và chia đều cho trẻ uống trong ngày.

- Giúp làm lợi sữa, làm sạch và đẩy nhau thai còn sót lại ở phụ nữ sau sinh: Giã nát 40 gram lá rau ngót tươi, vắt lấy nước và thêm nước đun sôi để nguội cho đủ 100 ml. Chia làm 2 lần uống và uống cách nhau 10 phút. 

- Chữa chảy máu cam: Giã nát một nắm lá rau ngót tươi, vắt lấy nước uống, còn phần bã đắp lên mũi.

- Chữa nám da: Mỗi ngày dùng 20 – 40 gram lá bồ ngót xay hoặc giã nát rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đem đắp lên vùng da bị nám 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. 

Lưu ý

- Trong lá rau ngót tươi chứa một số kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, không nên sử dụng quá nhiều.

- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau ngót vì rau chứa lượng papaverin – là chất gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, có thể gây sảy thai. 

- Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng liên tục nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng với hàm lượng 150 gram mỗi ngày có thể gây khó ngủ, khó thở và ăn kém ngon. Tuy nhiên, nếu ngưng sử dụng thì những triệu chứng này thường biến mất sau đó. 

- Một số thành phần hóa học chứa trong rau ngót làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, glucocorticoid có trong cây có tác dụng ức chế, làm giảm quá trình hấp thu canxi và photpho.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA DẺ

HOA DẺ

Hoa dẻ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại. Hoa dẻ là một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng. Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ĐẮNG ĐẤT

RAU ĐẮNG ĐẤT

Theo y học cổ truyền, Rau đắng đất có tính mát và vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, khai vị, sát trùng, nhuận tràng và kiện vị.
administrator
HOÀNG ĐÀN

HOÀNG ĐÀN

Hoàng đàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rũ, bách mộc, bách xoắn, ngọc am, tùng có ngấn. Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
NGA TRUẬT

NGA TRUẬT

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.
administrator
LÔ HỘI

LÔ HỘI

Lô hội hay còn được gọi với cái tên rất phổ biến là nha đam, đã được chứng minh và sử dụng rộng rãi với các tác dụng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như làm đẹp. Chẳng hạn, Lô hội có vai trò giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng táo bón, đái tháo đường, tốt cho gan và giúp giảm viêm xương khớp,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên dùng đúng cách và đúng liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng gây nên những tác động không tốt đến sức khỏe.
administrator
BÁN BIÊN LIÊN

BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.
administrator