SÀI HỒ NAM

Tại nước ta, Sài hồ Nam hay còn được biết đến với các tên phổ biến khác là cây Lức – là một loại dược liệu khá quen thuộc. Sài hồ Nam thường được sử dụng để thay thế Sài hồ Bắc trong điều trị các chứng cảm, sốt, đau đầu, mất nước, khô miệng,…

daydreaming distracted girl in class

SÀI HỒ NAM

Giới thiệu về dược liệu Sài hồ Nam

- Tại nước ta, Sài hồ Nam hay còn được biết đến với các tên phổ biến khác là cây Lức – là một loại dược liệu khá quen thuộc. Sài hồ Nam thường được sử dụng để thay thế Sài hồ Bắc trong điều trị các chứng cảm, sốt, đau đầu, mất nước, khô miệng,… Sau đây là những thông tin về Sài hồ Nam.

- Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl.

- Họ khoa học: Asteraceae (họ Cúc).

- Tên gọi khác: cây Lức, Hài sài, Nam Sài hồ, Cúc tần biển,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sài hồ Nam

- Đặc điểm thực vật:

  • Sài hồ Nam là loại cây ưa sáng, thường mọc thành các khóm riêng lẻ. Chúng thích nghi tốt ở những khu vực nước lợ nhưng cũng có thể sống được ở những nơi nước ngọt hoặc nhiễm mặn.

  • Sài hồ Nam (Lức) là loại cây thân thảo sống lâu năm và có chiều cao khoảng từ 40 – 60 cm. Thân cây có hình trụ nhẵn, mang màu nâu đỏ và phân thành nhiều nhánh ở phần ngọn. 

  • Lá Sài hồ Nam có hình trứng ngược hoặc có hình bầu dục, chiều dài khoảng 2 – 4 cm và chiều rộng lá khoảng 1 – 2 cm. Phân mép lá có răng cưa, mặt lá tương đối nhẵn và có hương thơm hơi hắc.

  • Hoa mọc thành cụm ở các kẽ lá, hầu như không có cuống và thường có màu hồng hoặc màu đỏ nhạt hơi tím. 

  • Quả Sài hồ Nam có 10 cạnh lồi và có dạng hình trụ. 

  • Sài hồ Nam thường ra hoa và quả vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 hằng năm. Hạt phát tán nhờ gió hoặc nhờ dòng nước.

- Phân bố dược liệu: 

  • Trên thế giới, Sài hồ Nam thường được thấy ở những vùng ven biển nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Nam Trung Quốc,…

  • Tại Việt Nam, Sài hồ Nam thường được thấy ở những tỉnh ven biển, chủ yếu ở miền Trung hoặc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng rễ và lá để làm thuốc.

- Thu hái: rễ thường được thu hái quanh năm, các cành mang lá non cũng được thu hái quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về, rễ được đem đi cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch và đem đi phơi hoặc sấy khô, sau đó có thể tẩm rượu hoặc sao thơm với mật ong. Phần lá thì có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô hoặc cũng có thể nấu thành cao.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học của Sài hồ Nam

Dược liệu Sài hồ Nam có các thành phần hóa học chủ yếu là nhóm tinh dầu: chủ yếu là các triterpenoid như taraxasteryl acetat (có trong phần trên mặt đất của cây); hop‐17(21)‐en‐3β‐yl acetate và 2-(pent-1,3-diynyl)-5-(3,4-dihidroxybut-1-ynyl)-thiophene (có ở rễ).

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sài hồ Nam theo Y học hiện đại

Dược liệu Sài hồ Nam có các tác dụng dược lý như:

- Giảm nhiệt độ cơ thể, giảm sốt: dựa trên các thử nghiệm trên động vật được gây sốt cho thấy Sài hồ Nam có tác dụng giảm sốt khá rõ ràng. Bên cạnh đó, các thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh bị sốt cũng cho thấy khả năng giảm sốt hiệu quả.

- Lợi tiểu, lợi mật và giúp tăng nhu động ruột: công dụng từ nước sắc Sài hồ Nam.

- Giảm đau, an thần: Sài hồ Nam cũng cho thấy các tác dụng này nhưng không làm ảnh hưởng đến huyết áp.

- Ngoài ra Sài hồ Nam còn nhiều công dụng tiềm năng khác đang được nghiên cứu chứng minh.

Vị thuốc Sài hồ Nam trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị mặn hơi đắng, tính mát.

- Quy kinh: vào Can và Đởm.

- Công năng: lợi tiểu, phát tán phong nhiệt, điều kinh,…

- Chủ trị: chữa các chứng cảm cúm, cảm lạnh, nóng sốt, các chứng viêm túi mật cấp, chướng bụng, đầy hơi, nhiễm khuẩn mật, viêm gan mạn,…

Cách dùng – Liều dùng của Sài hồ Nam

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn. Sử dụng đơn độc hoặc cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

- Liều dùng: đối với dạng uống là từ 3 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sài hồ Nam

- Bài thuốc làm thành viên giúp giải cảm:

  • Chuẩn bị: 6,25 g bột Sài hồ nam, 6,25 g bột Bạc hà và 0,3 g bột Cam thảo .

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi trộn đều rồi vo lại làm thành viên. Sử dụng 5 viên mỗi lần và mỗi ngày dùng 2 lần. Đối với sử dụng cho trẻ nhỏ thì nên giảm 1 nửa liều.

- Trà từ Sài hồ Nam giúp giải cảm:

  • Chuẩn bị: Sài hồ Nam đã phơi khô.

  • Tiến hành: sử dụng một lượng nhỏ Sài hồ Nam đem đi hãm với nước và uống thay trà.

- Bài thuốc trị sốt cao gây mất nước và nhức đầu:

  • Chuẩn bị: Sài hồ nam và Ngũ gia bì 20 g mỗi vị, 12 g Bán hạ, 12 g Lá tre, 12 g Cam thảo dây, 16 g Rau má và 6 g Sinh khương (Gừng tươi).

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi phơi khô, sau đó thì đem sắc với 400 mL nước đến khi cô lại còn khoảng 100 mL. Phần nước sắc chia làm 2 lần uống và nên uống thuốc trước bữa ăn.

- Bài thuốc chữa nóng sốt vào mùa hè gây khát nước, buồn nôn, ho, đắng miệng và nhức đầu:

  • Chuẩn bị: 10 g Sài hồ nam, 10 g Hương nhu trắng, 8 g Thanh bì và 12 g Sắn dây.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống và sử dụng mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa viêm gan mạn tính hoặc chứng gan xơ cứng:

  • Chuẩn bị: 40 g Sài hồ Nam, 140 g Gan heo khô, 30 g Kê nội kim, 20 g Thanh bì, 70 g Miết giáp, 40 g Bồ hoàng, 40 g Sái thảo, 40 g Địa long, 40 g Đương quy, 40 g Ngũ linh chi, 40 g Xích thược, 40 g Chỉ thực và 40 g Bạch mao căn.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi xay nhuyễn ra, sau đó cho thêm Mật ong vào rồi trộn đều rồi chế thành dạng viên hoàn (khối lượng mỗi viên hoàn khoảng 4 g). Uống với lượng 3 viên chia làm 2 đến 3 lần uống mỗi ngày và nên uống với nước đun sôi để nguội.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường mật và viêm túi mật cấp tính:

  • Chuẩn bị: Sài hồ nam và Đại hoàng 16 g mỗi vị, 6 g Mộc hương, 12 g Hoàng cầm, 12 g Uất kim và 12 g Bạch thược.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc với 1 L nước. Phần nước sau đó được chắt lấy rồi chia làm 2 lần uống mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

- Trà từ Sài hồ Nam và các vị thuốc khác giúp giải cảm:

  • Chuẩn bị: 4 phần Sài hồ nam, 1 phần Nhân trần, 1 phần Cam thảo Nam và 1 phần Bạc hà.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi hãm nước sôi và uống như trà.

- Bài thuốc giúp chữa sốt rét:

  • Chuẩn bị: 12 g Sài hồ nam, 8 g Sinh khương (Gừng tươi), 4 g Cam thảo, 3 quả Đại táo, 12 g Hoàng cầm, 12 g Đảng sâm, 12 g Pháp bán hạ, 12 g Thảo quả và 12 g Thường sơn.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc với 1 L nước. Chắt lấy phần nước sắc rồi chia làm 2 lần uống.

Lưu ý khi sử dụng Sài hồ Nam

- Khi lựa chọn và sử dụng, cần lưu ý phân biệt Sài hồ Nam với Sài hồ Bắc để tránh nhầm lẫn.

- Những người có âm hư hỏa vượng, can dương thượng thăng hay những người mệt yếu thì không nên sử dụng Sài hồ Nam.

- Đối với phụ nữ có thai thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Sài hồ Nam vì có 1 vài bài thuốc có Sài hồ Nam có thể dẫn đến tình trạng co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.

- Những người đang sử dụng những thuốc khác để điều trị bệnh thì nên tham khảo với bác sĩ khi muốn sử dụng Sài hồ Nam do có thể xảy ra tương tác.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA SÓI

HOA SÓI

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
CỦ SEN

CỦ SEN

Củ sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Liên ngẫu. Củ sen (còn được gọi là ngó sen) là thực phẩm phổ biến ở nước ta. Củ sen có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Vì thế mà nó không đơn thuần chỉ là một món ăn mà đã trở thành một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU DỪA

DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.
administrator