BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỤP GIẤM

Đặc điểm tự nhiên

Bụp giấm là một loại cây thân thảo. Loại cây này sống một năm, chiều cao từ 1,5-2m, phân nhánh ở gần gốc, thân cây có màu lục hoặc đỏ tía. Cành cây nhẵn hoặc hơi có lông.

Lá mọc so le, lá cây ở gốc nguyên, còn lá ở phía trên chia thành 3-5 thùy hình chân vịt, mép lá có răng cưa.

Hoa Bụp giấm là loại hoa đơn độc, mọc ra từ nách, mọc sát thân gần như không có cuống, đường kính 8 – 10cm. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi màu trắng.

Quả nang hình trứng, trên có lông thô, đài màu đỏ thắm bao quanh quả.

Mùa hoa từ tháng 7 đến tháng 10.

Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Bắc Phi, sau đó lan sang Ấn Độ, Phillipines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Ở nước ta, từ lâu đã được trồng khá phổ biến làm cảnh, làm rau ăn. Loại cây này tính không kén đất, ưa sáng, chịu hạn, ưa đất đồi núi, trung du. Bụp giấm thấy nhiều ở miền Trung, Đông Nam Bộ. Ở miền Bắc, cây được trồng thí điểm ở Hà Tây, Thái Nguyên, Ba Vì, Hòa Bình,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Người ta sử dụng quả, lá và đài hoa để bào chế thuốc, hay chế biến thực phẩm, làm các món ăn hàng ngày.

Thu hái: Lá đài và quả được thu hái vào mùa thu. Lúc này các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Khi thu hái lưu ý chỉ hái trong vòng tầm 15 – 20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu dược liệu sẽ kém dần phẩm chất.

Chế biến: Các thành phần sử dụng của Bụp giấm sau khi thu hái về có thể dùng tươi trực tiếp. Ngoài ra có thể phơi khô Bụp giấm để dùng dần.

Chú ý cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát để tránh hư hỏng thuốc. Có thể phơi sấy khô rồi cho vào hũ kín để sử dụng lâu dài.

Thành phần hóa học

Cây bụp giấm chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm: protein, acid citric, acid tartaric, acid malic, acid hibiscus, chloride hibiscus, gossypetin, flavonol glycoside hibiscitrin, anthocyanin, vitamin C, vitamin B2, B1,…

Tác dụng

+Anthocyanin có trong Bụp giấm là một chất chống oxy hóa mạnh. Trong phòng thí nghiệm, chất này đã được chứng minh về tiềm năng chống ung thư, bệnh thần kinh và lão hóa, viêm, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường.

+Dịch chiết Methanol trong dược liệu có khả năng ức chế một số tế bào ung thư ở trực tràng, niêm mạc miệng, bạch cầu, tế bào gan.

+Tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn, kháng nấm, chống độc, chống oxy hóa, ổn định đường trong máu.

+Tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, đái tháo đường, ung thư, cao huyết áp,...

+Tác dụng hạ áp, hạ đường huyết, bảo vệ gan.

+Tác dụng hạ sốt, an thần, tăng khả năng bài tiết ure của thận, lợi tiểu. giảm đau.

+Tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm giãn tử cung và có đặc tính kháng khuẩn.

+Tác dụng nâng đỡ chức năng gan, mật.

+Tác dụng chống viêm, sưng và bảo vệ thành mạch.

+Tác dụng giảm béo phì do sự tích tụ mỡ trong máu.

+Tác dụng ngăn ngừa  ung thư.

Công dụng

Bụp giấm có vị chua, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh  Scorbut

+Điều trị ho, viêm họng.

+Hỗ trợ điều trị các bệnh về mật, xơ cứng động mạch, một số vấn đề về thần kinh và tim.

Liều dùng

Chưa có quy định liều lượng cụ thể nhưng không dùng quá 2g/ngày để tránh độc tính.

Lưu ý khi sử dụng

+Chống chỉ định với các trường hợp dị ứng với các thành phần của hoa bụp giấm, phụ nữ mang thai và cho con bú.

+Không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao vì có thể làm giảm công dụng của dược liệu.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
CỎ SỮA

CỎ SỮA

Cây cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
administrator
NGŨ GIA BÌ

NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.
administrator
RONG MƠ

RONG MƠ

Theo y học cổ truyền: Rong mơ có tính hàn, vị đắng và mặn, có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu.
administrator
MUỐI BIỂN

MUỐI BIỂN

Muối biển là muối được sản xuất bằng cách làm bay hơi nước biển, các tinh thể của muối biển thường khá lộn xộn và không đồng nhất với nhau vì chúng được sản xuất trực tiếp từ nước biển và qua ít công đoạn xử lý, chế biến.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator