TINH DẦU BẠC HÀ

Tinh dầu bạc hà là một thành phần không còn xa lạ, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà, được sử dụng từ nhiều thế kỷ trong điều trị các bệnh lý trên tiêu hóa, giảm cảm lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tinh dầu bạc hà và những công dụng của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU BẠC HÀ

Giới thiệu về Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có nguồn gốc chiết xuất từ cây bạc hà. Thành phần này có sẵn ở một số dạng, bao gồm:

  • Tinh dầu bạc hà nguyên chất

  • Chiết xuất cô đặc

  • Viên nhộng bao tan trong ruột, ít cô đặc hơn 

  • Loại chứa một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà, bao phủ bởi một lớp áo.

Tinh dầu bạc hà đa số được mọi người sử dụng trong liệu pháp hương thơm. Có thể thoa tinh dầu bạc hà pha loãng trực tiếp lên da hay sử dụng đèn xông tinh dầu. Một số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống cũng có sử dụng một lượng rất nhỏ thành phần này để tăng thêm hương vị sản phẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu bạc hà cần được bào chế bằng kỹ thuật đặc biệt, thường sử dụng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Nguyên liệu sử dụng bằng phương pháp chiết xuất bày bao gồm:

  • Dược liệu tươi có chứa chất thơm dễ bay hơi.

  • Các dụng cụ cất kéo bằng hơi nước bao gồm bộ phận tạo hơi nước, bộ phận chứa dược liệu và bộ phận ngưng tụ.

Sau khi cất kéo hơi nước, cần tiến hành tách riêng tinh dầu do thành phần này không hòa tan trong nước. Sau khi chưng cất, chất lỏng trong bình hứng sẽ tách thành hai lớp. Có thể tách tinh dầu ra bằng bình gạn đặc biệt. Sau đó sử dụng Natri Sulfat khan để tách hết phần nước lẫn trong tinh dầu.

Thành phần hóa học

Tinh dầu bạc hà cần chứa ít nhất 55,0 % menthol toàn phần, ngoài ra cần có thêm từ 3,0 – 9,0% menthol este hóa, ở dạng methyl acetate.

Tác dụng - Công dụng

Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)

IBS là một bệnh lý mãn tính gặp ở đường tiêu hóa (GI), thường đi kèm với các triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, táo bón.

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp từ 12 thử nghiệm đã đánh giá hiệu quả trong điều trị IBS của viên nang chứa tinh dầu bạc hà, so sánh với giả dược. Các chuyên gia đã phát hiện ra việc điều trị bằng dầu bạc hà giúp cải thiện tình trạng đau bụng cũng như các triệu chứng khác của IBS.

Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà còn có công dụng thư giãn cơ trơn, giảm triệu chứng đau ở đường tiêu hóa.

Trị chứng khó tiêu

Tinh dầu bạc hà được sử dụng kết hợp cùng caraway trong điều trị chứng khó tiêu, với các triệu chứng đầy hơi và đau ở dạ dày.

Một nghiên cứu khác đánh giá các phương pháp điều trị bằng dược liệu trên các tình trạng khó tiêu ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy tinh dầu bạc hà có công dụng trong việc giảm thời gian, tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của cơn đau khi so sánh với giả dược.

Giảm buồn nôn

Triệu chứng buồn nôn thường gặp phải sau khi phẫu thuật. Một nghiên cứu đã tiến hành đánh giá công dụng của việc hít tinh dầu bạc hà trong việc giảm chứng buồn nôn sau phẫu thuật. Các chuyên gia cho thấy các bệnh nhân giảm mức độ buồn nôn hơn sau khi hít tinh dầu bạc hà.

Giảm đau đầu

Tinh dầu bạc hà đã được dùng để giảm cơn đau do căng thẳng, đau nửa đầu cũng như các nguyên nhân khác.

Một nghiên cứu đã đánh giá việc sử dụng bôi ngoài da dung dịch bạc hà 10% để điều trị chứng đau nửa đầu. Các chuyên gia cho thấy khi thoa lên vùng trán và thái dương, những bệnh nhân có thời gian giảm đau lâu hơn. Bên cạnh đó, người tham gia còn ít buồn nôn hơn, giảm nhạy cảm với ánh sáng hơn so với giả dược.

Một thử nghiệm khác đã nghiên cứu việc sử dụng tinh dầu bạc hà trong điều trị chứng đau nửa đầu. Nghiên cứu này sử dụng gel chứa tinh dầu bạc hà bôi lên da khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Sau thử nghiệm, có sự cải thiện đáng kể về mức độ nghiêm trọng đối với cơn đau nửa đầu trong 2 giờ sau khi sử dụng tinh dầu bạc hà.

Làm dịu cơn ngứa

Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của bôi dầu bạc hà tại chỗ về tác dụng đối với chứng ngứa mãn tính cũng như các dạng sử dụng khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, dung dịch tinh dầu bạc hà 1% có thể giúp cải thiện thời gian ngứa, giảm mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa.

Một nghiên cứu khác đánh giá công dụng của việc thoa dầu bạc hà trên da trong giảm ngứa khi mang thai. Các chuyên gia phát hiện ra rằng, sử dụng dung dịch 0,5% tinh dầu bạc hà với liều 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần đã giúp giảm đáng kể mức độ ngứa.

Giảm nghẹt mũi

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 cho thấy hơi từ các loại tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu bạc hà, có công dụng kháng khuẩn, giúp giảm bớt một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Hít hơi bạc có thể giảm triệu chứng  nghẹt mũi do cảm lạnh, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.

Tiêu diệt vi khuẩn và nấm men

Tinh dầu bạc hà được ghi nhận có đặc tính kháng khuẩn nhẹ. Một số nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện nhằm xác định công dụng của thành phần này đối với nhiều loại vi khuẩn và nấm khác nhau.

Một nghiên cứu khác cho thấy tinh dầu bạc hà có công dụng tiêu diệt một số chủng Staphylococcus aureus, trong đó có cả một số chủng kháng kháng sinh. Tác động này thông qua việc ức chế việc sản xuất độc tố vi khuẩn. Tuy nhiên, công dụng này phụ thuộc vào liều lượng, đồng nghĩa với tác dụng tăng lên khi sử dụng liều lượng lớn.

Cách dùng - Liều dùng

Để sử dụng tinh dầu bạc hà trong giảm đau, nhức đầu hay ngứa, có thể pha loãng thành phần này và bôi trực tiếp lên da. Thêm một vài giọt dầu bạc hà vào dầu vận chuyển (dầu nền), chẳng hạn như dầu jojoba hoặc dầu dừa, để giảm tình trạng kích ứng da.

Khi sử dụng tinh dầu bạc hà đường hít, thêm một vài giọt vào bát nước xông, hoặc pha loãng trong dầu nền trước khi thêm vào bồn tắm. Nếu sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về tỷ lệ dầu và nước.

Lưu ý

Tinh dầu bạc hà được bọc trong viên nang là dạng bào chế an toàn nhất để sử dụng với liều lượng hợp lý. Nhưng, nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe không khuyến khích việc ăn tinh dầu. Tinh dầu nguyên chất thường có nồng độ cao, có thể gây độc cho người sử dụng.

 

Tinh dầu bạc hà được ghi nhận có nguy cơ gây kích ứng da, các triệu chứng tiêu hóa, trong một số trường hợp có thể xuất hiện phản ứng dị ứng. Khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu trong khi sử dụng tinh dầu bạc hà, cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho cho bác sĩ để được tư vấn.

Bất kỳ ai gặp phải các triệu chứng bao gồm đau đầu, ngứa, ngạt mũi... kéo dài, có thể báo hiệu một bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, cần thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu bạc hà. Các chuyên gia sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và xác định xem tinh dầu bạc hà có khả năng điều trị hay không.

MỘT SỐ LƯU Ý

  • Tinh dầu bạc hà nguyên chất có hàm lượng đậm đặc không được uống do có thể gây độc. Mặc dù nghiên cứu đã đánh giá những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng lượng dầu bạc hà pha loãng, các chuyên gia vẫn không khuyến khích thực hiện do những rủi ro tiềm ẩn.

  • Không nên dùng tinh dầu nguyên chất bằng đường uống trong điều trị chứng buồn nôn. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng tinh dầu qua đường uống.

  • Đối với trẻ em, tinh dầu có thể gây ức chế hô hấp tuần hoàn, khiến trẻ ngưng thở. Do đó, tuyệt đối không tự ý sử dụng, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng ở trẻ nhỏ.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HÀ THỦ Ô TRẮNG

HÀ THỦ Ô TRẮNG

Hà thủ ô trắng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò. Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
NẮP ẤM

NẮP ẤM

Khi nhắc đến cây Nắp ấm, người ta liền liên tưởng tới ngay một loài cây được trồng làm cảnh với tác dụng trang trí cho ngôi nhà của gia chủ. Ngoài ra, Nắp ấm còn là một loài cây với tác dụng bẫy côn trùng, từ đó ngăn ngừa sâu bọ phá hoại.
administrator