LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ ATISO

Đặc điểm tự nhiên

Atiso được chia thành 2 loại:

Atiso xanh: Thuộc họ nhà cúc. Cây cao khoảng 1 – 2m, hoa có lông tơ mềm bao phủ xung quanh. Tại Việt Nam, atiso xanh thường được trồng ở Đà Lạt và Sapa.

Atiso đỏ: Thuộc họ cẩm quỳ. Cây cao khoảng 1,5 – 2m, hoa có màu đỏ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh 2 loại atiso này không có mối liên hệ gì với nhau.

Cây atiso thuộc dạng thân thảo, hơi thấp, sống lâu năm.

Lá mọc so le, phiến lá có răng cưa, dài khoảng 1 – 1,2m, rộng khoảng 50cm, có nhiều lông trắng ở cả 2 mặt lá. Mặt trên của lá có màu nâu hoặc màu lục, mặt dưới có màu xám trắng, có nhiều rãnh dọc nhỏ, song song.

Cụm hoa mọc ở đầu, màu tím nhạt. Bao phủ xung quanh hoa là lá bắc ngoài dày và hơi nhọn, Phần gốc nạc của lá bắc và đế của hoa đều có thể dùng để ăn.

Cây atiso có nguồn gốc từ miền nam Châu Âu (quanh Địa Trung Hải). Hiện nay cây atiso được trồng chủ yếu ở các nước trên thế giới như: Pháp, Anh, Mỹ, Ý, Tây Ban Nha,…Tại Việt Nam, cây atiso được trồng ở các nơi có nhiệt độ ôn hòa, có khí hậu lạnh như Sapa, Tam Đảo, và được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Sử dụng toàn bộ cây gồm thân, lá, hoa và rễ. Sử dụng cụm hoa, lá bắc có phần gốc nạt, lá (lúc cây mới ra hoa hoặc sắp ra hoa) để làm thuốc.

Thu hái: Cây atiso thường được gieo hạt vào tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm và bứng ra trồng vào tháng 1 hoặc 2. Thu hoạch lá atiso vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối màu hoa.

Chế biến: Cây atiso thu hoạch được thường được rửa sạch, đem đi sấy hoặc phơi khô.

Cây atiso phơi khô tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản rất dễ lên mốc, vì vậy cần được bảo quản trong gói kín.

Thành phần hóa học

+Lá atiso: chứa các acid hữu cơ (acid phenol, acid alcol, acid succinic) và hợp chất flavonoid (bao gồm: cynarozid, scolymozid).

+Thân và lá atiso: chứa muối hữu cơ của các kim loại như kali, canxi, magie, natri. Đặc biệt, thân và lá chứa làm lượng kali rất cao.

+Hoa atiso: 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, giàu vitamin và các chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh và magie.

+Rễ cây atiso: không có dẫn chất của acid caffeic (chlorogenic, sesquiterpen lacton).

Tác dụng

+Trong lá của cây atiso có chứa thành phần các acid hữu cơ như Acid Phenol (Cynarin), Acid Alcol, Acid Hydroxymethlacrilic, Acid Fumaric cùng với Taraxasterol và Faradiol có tác dụng ức chế viêm.

+Tác dụng chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có trong atiso giúp cơ thể chống lại các tác động gây nên ung thư. Vì vậy atiso có công dụng ngăn ngừa ung thư, làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình phát triển các khối u.

+Tác dụng đối với tim mạch: Atiso giúp làm hạ mức cholesterol xấu (LDL) đồng thời làm tăng mức cholesterol có lợi (HDL hay acid béo omega 3) hạn chế sự ngăn chặn lưu thông máu, tăng huyết áp, giảm các cơn đau tim, ngừa đột quỵ.

+Tác dụng đối với gan: Trong thành phần cây atiso có chứa dược chất Cynarin và Silymarin có chức năng loại bỏ, thanh lọc độc tố có trong gan ra khỏi cơ thể. Một số nghiên cứu còn cho rằng, các chất này cũng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở các tế bào trên gan.

+Tác dụng đối với hệ tiêu hóa: Chất xơ có tác dụng kích thích tạo và bài tiết dịch vị dạ dày làm giảm các nguy cơ gây nên căng thẳng, đầy hơi, khó chịu dạ dày, giảm các triệu chứng táo bón.

+Cụm hoa được sử dụng trong chế độ ăn kiêng ở người bệnh đái tháo đường vì chứa ít tinh bột và nhiều carbohydrate inulin.

Công dụng

+Điều trị viêm gan mật, càng da.

+Điều trị bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết trong máu.

+Điều trị các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mãn tính.

+Điều trị sưng khớp xương.

+Điều trị viêm gan virus.

Liều dùng

Sử dụng lá tươi đem sắc hoặc nấu cao lỏng, có thể chế biến thành cao mềm hoặc cao khô hoàn thành viên. Để sử dụng trong thời gian dài, có thể sử dụng lá atiso đã được sấy hoặc phơi khô, với liều dùng mỗi ngày là 2 – 10 gram.

Lưu ý khi sử dụng

+Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…

+Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.

+Không được sử dụng cây atiso với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây.

+Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso.

+Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cây atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.

+Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
CỎ THÁP BÚT

CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.
administrator
BÔNG ỔI

BÔNG ỔI

Bông ổi là loại cây đẹp được dùng làm cây cảnh, nó còn được biết đến tên là Hoa ngũ sắc. Ngoài ra, loài hoa này còn được sử dụng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tên gọi khác: Cây Ngũ sắc, hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, cây mã anh đơn, cây trâm hôi Tên khoa học: Lantana Camara L. Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
CHÈ DÂY

CHÈ DÂY

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) là một trong những loại thảo dược lành tính của núi rừng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc chữa bệnh dạ dày.
administrator
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator