CÂY MẬT GẤU

Cây mật gấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mật gấu nam, cây lá đắng, hoàng liên ô rô, cây mã rồ, cây kim thất tai. Cây mật gấu là một loại thảo dược quý hiếm ở nước ta, có giá trị chữa các bệnh xương khớp hay đau họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY MẬT GẤU

Đặc điểm tự nhiên

Cây mật gấu là một loài cây thân thảo. Thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây thường cao 2-5m.

Lá cây mật gấu có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình bầu dục có vị đắng.

Cây mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Phi.Cây mật gấu cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác cũng mang trùng tên là “mật gấu” (cây hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).

Có thể tìm thấy cây mật gấu ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nepal hay Ấn Độ. Với đặc điểm sinh trưởng nên cây mật gấu xuất hiện nhiều hơn ở các vùng núi phía Bắc nước ta nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình cao. Có một lượng nhỏ cây mật gấu ở trong miền Nam nước ta như ở tỉnh Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân cây và lá cây là hai bộ phận được sử dụng nhiều nhất để bào chế thuốc.

Thu hái: Cây mật gấu có thể được thu hái quanh năm, chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây non.

Chế biến: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước. Có thể dùng tươi hoặc sao vàng trước khi dùng.

Bảo quản dược liệu cây mật gấu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

Thành phần hóa học

Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây Mật gấu Nam là: xanthone; Vitamin B1; vitamin B2; vitamin A; vitamin E; vitamin C; terpene; steroid; tannin; flavonoid; axit phenolic; các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng…; nước; magie; selenium.

Tác dụng

+Tác dụng bảo vệ gan: Trong cây mật gấu có chứa rất nhiều hoạt chất tốt như exercise in A, ursolic acid, beta sitosterol, glucoside,.. có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể.

+Tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh các tế bào ung thư. Đồng thời ngăn chặn hoạt động tràn lan của các tế bào ung thư dạ dày, ung thư vú.

+Với người bệnh tâm lý, hay căng thẳng rối loạn cảm xúc có thể được kê thuốc có chứa thành phần của cây mật gấu. Các chất lacton andrographolide, glucosides, diterpene và flavonoid trong lá có thể giảm các triệu chứng căng thẳng của cơ thể.

+Lượng Kali lớn có trong lá cây mật gấu có tác dụng loại bỏ muối và nước dư thừa trong cơ thể, giúp hạ huyết áp nhanh hơn.

+Với hệ tim mạch, tác dụng của cây mật gấu giúp cơ thể chống lại các bệnh tim mạch bởi nguồn axit béo linoleic.

+Tác dụng giải độc, tiêu viêm, hạ sốt.

+Tác dụng kích thích sinh sản Estrogen, duy trì Estrogen.

+Tác dụng chống lão hóa, kháng viêm.

+Tác dụng điều hòa đường huyết.

+Tác dụng cải thiện chất lượng tinh trùng: Cây Mật gấu giúp hình thành quá trình chuyển hóa glucose, thúc đẩy việc tạo ra pyruvate, được biết là chất nền cơ bản cho sự di chuyển và tồn tại của các tế bào tinh trùng.

Công dụng

Cây mật gấu sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng tả lỵ.

+Điều trị bệnh sốt rét.

+Điều trị chứng đau họng.

+Điều trị rối loạn tiêu hóa.

+Điều trị chứng ho, đau họng và ho có đờm.

+Điều trị đau nhức xương khớp.

+Điều trị cảm sốt, cảm lạnh.

+Điều trị táo bón.

+Bảo vệ gan, thận, thải độc, tăng cường sức khỏe.

Liều dùng

Thân và lá của cây mật gấu có thể dùng để nấu món canh hầm (người Châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.

Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc kết hợp sắc với những vị thuốc khác.

Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây mật gấu/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Dùng cây mật gấu với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.

+Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.

+Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá mật gấu. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.

 

Có thể bạn quan tâm?
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
BA KÍCH

BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
administrator
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator
LÔ CĂN

LÔ CĂN

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác.
administrator
TẦN GIAO

TẦN GIAO

Tần giao (Gentiana dahurica) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga. Cây thân thảo, cao khoảng 30-80cm, lá xanh đậm, hoa màu xanh hoặc tím. Tần giao thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tần giao có chất chống viêm và kháng khuẩn, cũng như có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
administrator
SỔ BÀ

SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.
administrator
OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

Ngày nay khi nhắc đến những loài hoa mau màu tím, hầu như ai ai cũng có thể nghĩ ngay đến hoa Oải hương hay còn được gọi với cái tên khác là Lavender. Đây là một loại hoa rất đẹp và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc như tình yêu thủy chung hoặc sự trong sáng thuần khiết,....
administrator