NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.

daydreaming distracted girl in class

NGÔ CÔNG

Giới thiệu về dược liệu Ngô công

- Rết là một loài động vật có mặt ở khắp mọi nơi. Chúng thường được thấy nhiều ở dưới các khúc khu vực ẩm ướt và thiếu sạch sẽ như gỗ mục, dưới các hòn đá, bụi rậm, các khu vực bừa bộn,... Đối với hầu hết mọi người, nhắc đến Rết hầu như ai cũng có cảm giác rất sợ đối với loài đồng vật này không chỉ vì ngoại hình có phần đáng sợ của chúng mà còn vì độc tính khi bị chúng cắn có thể gây ngứa, bỏng da hoặc thậm chí nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên trong Y học cổ truyền, Rết cũng là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.

- Tên khoa học: Scolopendra morsitans Linnaeus.

- Họ khoa học: Scolopendridae.

- Tên gọi khác: Thiên Long, Rết, Bá cước, Bách túc trùng,...

Đặc điểm của loài Rết và phân bố dược liệu Ngô công

- Đặc điểm của loài Rết:

  • Rết hay còn gọi là Rít là loài động vật thuộc ngành chân khớp. Thân rết thường dài khoảng 7 – 13 cm và có rất nhiều đốt, trên mỗi đốt có 1 cặp chân, do đó số lượng chân của 1 con Rết là khá nhiều, thường gồm khoảng 20 đến 300 chân. 

  • Rết có 1 cặp râu ngắn. Đầu Rết ngắn và do khoảng 6 – 7 đốt hợp lại. 2 bên đầu có nhiều mắt, miệng Rết nằm giữa 2 hàm trên. Đôi chân thứ nhất ở đầu Rết biến thành cặp nanh lớn hướng về phía trước và có khả năng tiết ra nọc độc. Tuyến nọc nằm trong góc háng hoặc ở sâu hơn nữa. 2 đốt cuối cùng của thân thường không có chân và đôi chân cuối cùng sẽ dà hơn các chân khác và duỗi về phía sau. Thân Rết thường có màu nâu đỏ hoặc có màu nâu đen.

  • Rết là loài động vật săn mồi, thức ăn của chúng gồm chuột, chim, ếch, dơi và thằn lằn. Rết có phân chia giới tính rõ ràng nhưng chúng sinh sản lại không thông qua hoạt động giao phối. Khi mùa sinh sản, con đực sẽ tạo ra bao tinh và sau đó con cái sẽ nhặt về để tự sinh sản.

- Phân bố dược liệu Ngô công: Rết phân bố rất nhiều ở khắp nước ta, thường được tìm thấy ở các khu vực đất ẩm và tăm tối như phía dưới các hòn đá hoặc các thân cây gỗ đã mục,…

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: là con Rết phơi khô, bỏ phần đầu và các chân.

- Thu hoạch: nên bắt con Rết vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hằng năm. Chọn những con có chân màu đỏ nâu và phần thân to mập do loại này có chất lượng tốt.

- Sơ chế: 

  • Sau khi bắt rết về thì luộc sơ qua với nước sôi rồi đem đi phơi khô hoặc sấy khô. Cũng có thể sử dụng hai miếng tre tỉa nhọn rồi xiên con Rết từ phần đầu đến đuôi để phơi khô.

  • Ngoài ra có thể chế biến dược liệu Ngô công bằng các cách khác như:

+ Cắt bỏ các chân, tiếp đến cắt dược liệu thành từng đoạn, thấm bằng rượu và đem đi sấy khô trên lửa nhỏ.

+ Đem Ngô công đi sao với ngọn cây Liễu mọt bằng nồi đất đến khi cây cháy xém đen, tiếp đến bỏ phần chân và phần vỏ thân để sử dụng.

+ Nướng trực tiếp trên lửa, bỏ chân và đầu rồi sử dụng.

+ Ngâm rượu: rửa sạch Rết trong vòng 5 phút sau đó để ráo và cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu khoảng 60 – 90o trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.

+ Ngoài ra còn một số cách chế biến khác của Ngô công để làm thuốc.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học của Ngô công

Dược liệu Ngô công chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng và có dược tính mạnh như:

- Các protid tán huyết, taurin,…

- Các acid amin: arginin, glycin, lysin, leucin,…

- Các acid béo: acid palmitic, acid oleic, acid linolenic,…

- Các chất khác như histamin, histidin, ornithin, valin,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ngô công theo Y học hiện đại

Dược liệu Ngô công có các tác dụng dược lý như:

- Chống khối u, ức chế tế bào ung thư: tác động này thể hiện trên các động vật thí nghiệm và cho thấy tiềm năng.

- Chống co giật, kháng nấm và kháng khuẩn: các hợp chất trong Ngô công có khả năng chống các vi khuẩn gram dương và cả gram âm, virus, nấm và một vài loại ký sinh trùng.

- Kháng viêm: nhờ vào khả năng ức chế sản xuất các thành phần hóa học gây viêm cùng với khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi hình thái và chức năng hệ thần kinh ngoại vi.

- Ngoài ra còn các tác dụng khác hữu ích như cải thiện triệu chứng trong động kinh, cải thiện hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng bệnh thấp khớp,…

Vị thuốc Ngô công trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, tính ấm và có độc.

- Quy kinh: vào Can chủ yếu.

- Công năng: chỉ kinh tức phong, thông kinh lạc, chỉ thống, giải độc, tán kết,...

- Chủ trị: các chứng động kinh, cấp mạn kinh phong, rắn độc cắn, trúng phong, phong thấp, phong đòn gánh, tế phong, sang độc, đau đầu,…

Cách dùng – Liều dùng của Ngô công

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột tán.

- Liều dùng: sử dụng từ 1 – 3 g mỗi ngày. Nhưng đối với dạng thuốc bột thì chỉ nên sử dụng từ 0,6 – 1 g mỗi lần.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ngô công 

- Bài thuốc chữa quấy khóc, chân tay co giật ở trẻ nhỏ:

  • Chuẩn bị: Chu sa, Ngô công và Toàn yết (bò cạp) với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sử dụng 0,5 – 1.5 g mỗi lần và uống cùng nước ấm.

- Bài thuốc chữa uốn ván thể nặng:

  • Chuẩn bị: 3 con Ngô công, 10 g Cương tàm, 10 g Bạch chỉ, 10 g Chế xuyên ô, 10 g Chế nam tinh, 10 g Bán hạ, 10 g Xuyên khung, 10 g Phòng phong, 10 g Cam thảo, 10 g Đại hoàng, 10 g Toàn yết, 10 g Thăng ma, 10 g Khương hoạt, 10 g Thuyền thoái và 12 g Bạch phụ tử.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc đến khi còn lại 600 mL nước. Tiếp đến cho thêm Chu sa và Hổ phách mỗi vị 3 g, tán thành bột mịn rồi chia làm 3 bao. Sử dụng 1 bao mỗi lần và uống cùng 200 mL nước sắc, uống 1 lần mỗi 6 – 8 giờ.

- Bài thuốc chữa uốn ván:

  • Chuẩn bị: Ngô công, Phòng phong, Chế nam tinh và Bong bóng cá với các lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sử dụng 2 – 4 g mỗi lần và uống cùng rượu.

- Bài thuốc chữa lao khớp và lao xương:

  • Chuẩn bị: 6 g Ngô công, 9 g Toàn yết và 9 g Thổ miết.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sử dụng 3 g mỗi lần đem đi chưng với trứng gà.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt:

  • Chuẩn bị: 8 phần Ngô công (sống) và 2 phần Muối ăn.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi ngâm với dầu Mè trong vòng 2 tuần rồi lấy dầu này bôi lên các vị trí bị mụn nhọt, chốc đầu hoặc vị trí bị rắn cắn.

- Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau:

  • Chuẩn bị: 1 con Ngô công lớn và 0,8 g Xạ hương.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán thành bột và rắc trực tiếp lên vết thương, mụn nhọt.

- Bài thuốc chữa viêm cột sống:

  • Chuẩn bị: Ngô công & Toàn yết với các lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán thành bột, sử dụng 2 – 3 g mỗi lần và uống cùng nước ấm. Nên sử dụng 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn.

- Bài thuốc chữa chứng trúng phong dẫn đến liệt nửa người, co giật & kinh phong ở trẻ:

  • Chuẩn bị: 4,5 g Ngô công, 6 g Cương tàm, 12 g Câu đằng, 3 g Toàn yết, 10 mg Xạ hương và 3 g Chu sa.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột, trộn đều, sử dụng 3 g mỗi lần và uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa cơ thể suy nhược & yếu chân tay:

  • Chuẩn bị: 5 con Ngô công, 30 g Xuyên sơn giáp, 30 g Nhũ hương, 30 g Mã tiền chế, 30 g Một dược, 30 g Đương quy, Bạch truật và Đảng sâm 60 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn rồi hòa với mật và chế thành viên có kích thước cỡ hạt đậu xanh. Sử dụng khoảng 2 – 4 g mỗi lần và uống cùng rượu ấm, sử dụng 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa đau thần kinh mặt:

  • Chuẩn bị: 1 con Ngô công, 9 g Xuyên khung , 10 g Bạch chỉ, 10 g Khương hoạt, 10 g Xích thược, 10 g Phòng phong, Địa long & Đương quy 12 g mỗi vị và 15 g Kê huyết đằng.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống, sử dụng 1 thang mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Ngô công

- Dược liệu Ngô công có độc tính nên trẻ nhỏ bị thiếu máu, người bị chứng kinh giật do huyết hư hoặc phụ nữ mang thai và người ốm yếu thì cấm sử dụng.

- Nếu sử dụng Ngô công quá liều có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn với những triệu chứng như hô hấp khó, tụt huyết áp, tim đập chậm, buồn nôn, nôn ói liên tục, đau bụng, tiêu chảy,…

Có thể bạn quan tâm?
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
CÂY TRẨU

CÂY TRẨU

Cây trẩu là một loại cây lớn, cao khoảng 8-10 m, thân nhẵn, không lông, chứa nhựa mủ trắng. Các thành phần của cây trẩu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
administrator
ĐẠI TÁO

ĐẠI TÁO

Đại táo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô… Đại táo có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ANH TÚC XÁC

ANH TÚC XÁC

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện... được xem là cây dược liệu quý, sử dụng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator
BÔNG ỔI

BÔNG ỔI

Bông ổi là loại cây đẹp được dùng làm cây cảnh, nó còn được biết đến tên là Hoa ngũ sắc. Ngoài ra, loài hoa này còn được sử dụng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tên gọi khác: Cây Ngũ sắc, hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, cây mã anh đơn, cây trâm hôi Tên khoa học: Lantana Camara L. Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
administrator
KHA TỬ

KHA TỬ

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz Họ: Bàng (Combretaceae) Tên gọi khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc, Kha lê, Hạt chiêu liêu
administrator