BÔNG ỔI

Bông ổi là loại cây đẹp được dùng làm cây cảnh, nó còn được biết đến tên là Hoa ngũ sắc. Ngoài ra, loài hoa này còn được sử dụng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tên gọi khác: Cây Ngũ sắc, hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, cây mã anh đơn, cây trâm hôi Tên khoa học: Lantana Camara L. Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

daydreaming distracted girl in class

BÔNG ỔI

Đặc điểm tự nhiên

Cây bông ổi là một dạng cây bụi thân nhỏ. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1 – 2 mét hoặc có khi cao hơn. Thân cây hình vuông, bề mặt có phủ nhiều lông nháp, kèm theo đó còn có cả gai mọc quặp xuống dưới. Toàn thân cây phát ra một mùi hăng đặc biệt.

Cây phát triển nhiều cảnh vươn dài, cây mọc thành từng bụi nhỏ.

Lá màu xanh, mỏng, thường có hình trái xoăn hoặc hình trái tim. Đầu lá nhọn, tròn ở dưới gốc, mép lá hình răng cưa đều nhau.

Hoa cây bông ổi mọc thành cụm ở đầu cành hoặc đâm ra từ các kẽ lá. Cùng một chùm hoa nhưng lại có nhiều màu sắc khác nhau như cam, vàng, hồng cánh sen, đỏ, trắng hoặc hồng phấn. Chính vì vậy mà dân gian còn gọi cây bông ổi là cây ngũ sắc. 

Quả ra vào tháng 4 – tháng 9. Nó có dạng quả bạch hình cầu. Quả chín sẽ có màu đen. Bên trong chứa 1 hoặc 2 hạt có vỏ cứng, bên ngoài hình dáng xù xì.
Cây mọc hoang nhiều ở các khu đất trống, sườn đồi núi hay mọc ven theo các bờ biển. Tại Việt Nam cây được trồng khá phổ biến tại các khu vực công cộng, vườn sinh thái, hay những khuôn viên có diện tích tích nhỏ, vì cây có hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, là và hoa

Thu hái: Thu hái quanh năm
Chế biến: Dược liệu sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc tích trữ bằng cách phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Năm 1943 Low đã chiết được từ cây bông ổi một chất gọi là lantanin.

Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.

Trong Hoa khô có chứa tinh dầu (0,07%), terpen bicyclic (8%), L-a-phelandren ( 10 – 12%).

Vỏ cây: Lantanin ( một dạng alcaloid) 0,08%

Cây bông ổi Ấn Độ: Chứa tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như cameren, cameren, còn có isocameren.

Tác dụng

Cây Bông móng tay có tác dụng theo Y học hiện đại:

+Cầm máu, kháng khuẩn

+Ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm giảm huyết áp và hoạt động tương tự như một chất kháng sinh, giúp giảm ho, điều trị viêm họng.

+Đài hoa và lá cây bông ổi có tác dụng kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan.

+Thử nghiệm tiêm dịch chiết đài hoa trên mèo thí nghiệm phát hiện công dụng làm giảm huyết áp ở mèo.

+Chiết xuất polysaccharid từ nụ hoa có thể hòa tan trong nước. Chất này khi thử nghiệm trên chuột được cấy ghép khối u sarcoma 180 cho thấy khả năng ức chế, làm chậm sự phát triển của khối u.

+Chiết xuất tinh dầu từ hạt bông ổi thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.

+Hoạt chất lantanin trong vỏ cây có công dụng hạ nhiệt, làm giảm khả năng tuần hoàn.

Công dụng

Tính vị: Trong Đông y, mỗi bộ phận của cây hoa ngũ sắc đều có tính vị riêng:

+Lá: tính mát, vị đắng, có mùi hôi,có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.

+Hoa: Vị ngọt, tính mát có tác dụng có tác dụng cầm máu.

+Rễ: vị ngọt, hơi đắng có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.

Còn đối với công dụng thì mỗi bộ phận cũng có công dụng riêng:

+Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp.

+Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp.

+Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu, cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị Thấp khớp.

Liều dùng

Dùng ngoài không kể liều lượng. Một số nơi người dân dùng lá cây bông ổi giã nát đắp lên những vết thương, vết loét. Người ta cho rằng lá bông ổi có tính chất sát trùng lên da, cầm máu. Người ta còn dùng đắp nơi rắn cắn và cho vào nồi nước xông chữa cảm mạo, sốt.

Liều dùng 10 - 12 g/ ngày dạng thuốc sắc.

Nhưng để cẩn thận thì cần dùng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng để đạt hiệu quả và an toàn.

Lưu ý

Tránh nhầm lẫn giữa cây bông ổi với cây cỏ ngũ sắc ( cây cỏ hôi, hoa cứt lợn).

Bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của dược liệu không dùng.
Không dùng lá cây bông ổi ở liều cao liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm?
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
HẬU PHÁC

HẬU PHÁC

Hậu phác từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, chữa đau bụng, khó tiêu, tắc kinh, rối loạn tiêu hóa...
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
MẪU LỆ

MẪU LỆ

Nhắc đến hàu ai ai cũng nghĩ tới một loại hải sản rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích thích thông qua nhiều cách chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên bên cạnh việc đây là một món ăn nổi tiếng, bản thân hàu còn là một vị thuốc quý, đó chính là phần vỏ có thể dùng làm thuốc với tên thường gọi trong Y học cổ truyền là Mẫu lệ. Vỏ hàu có trong rất nhiều các bài thuốc điều trị những bệnh liên quan đến kinh nguyệt, di tinh, ra mồ hôi trộm. Đây là một vị thuốc đặc biệt khi được bào chế từ bộ phận tưởng chừng như là không dùng đến.
administrator
BẠCH HẠC

BẠCH HẠC

Bạch hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiến cò, nam uy linh tiên, cánh cò, chòm phòn,... Bạch hạc là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ các bệnh về khớp, da liễu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator