MẪU LỆ

Nhắc đến hàu ai ai cũng nghĩ tới một loại hải sản rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích thích thông qua nhiều cách chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên bên cạnh việc đây là một món ăn nổi tiếng, bản thân hàu còn là một vị thuốc quý, đó chính là phần vỏ có thể dùng làm thuốc với tên thường gọi trong Y học cổ truyền là Mẫu lệ. Vỏ hàu có trong rất nhiều các bài thuốc điều trị những bệnh liên quan đến kinh nguyệt, di tinh, ra mồ hôi trộm. Đây là một vị thuốc đặc biệt khi được bào chế từ bộ phận tưởng chừng như là không dùng đến.

daydreaming distracted girl in class

MẪU LỆ

Giới thiệu về dược liệu Mẫu lệ

Nhắc đến hàu ai ai cũng nghĩ tới một loại hải sản rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích thích thông qua nhiều cách chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên bên cạnh việc đây là một món ăn nổi tiếng, bản thân hàu còn là một vị thuốc quý, đó chính là phần vỏ có thể dùng làm thuốc với tên thường gọi trong Y học cổ truyền là Mẫu lệ. Vỏ hàu có trong rất nhiều các bài thuốc điều trị những bệnh liên quan đến kinh nguyệt, di tinh, ra mồ hôi trộm. Đây là một vị thuốc đặc biệt khi được bào chế từ bộ phận tưởng chừng như là không dùng đến.

Tên khoa học: Ostrea sp.

Họ khoa học: Ostridae (Mẫu lệ)

Tên gọi khác: Mẫu cáp, Hải lệ tử sắc, Hải lệ tử bì, Lệ cáp, Tả sác, Hàu xác, Lệ phòng, Tá sác, Vỏ hà, Cổ bí,...

Mô tả vị thuốc Mẫu lệ và đặc điểm sinh thái

Mẫu lệ (vỏ hàu) gồm 2 mảnh dày có phiến dài, hình oval hoặc bầu dục hoặc hình trứng, dích chặt mép lưng vào mép bụng. Kích thước tương đối 10 – 50 cm và cao 4 – 15 cm. Vỏ trái tương đối to và dày, úp vào vỏ phải. Phần vỏ bên phải hơi to và lệch hơn so với vỏ bên trái. Mặt ngoài của chúng là một tấm vảy màu nâu vàng hoặc màu nâu tía, rất mỏng nhưng bằng phẳng, mọc khum.

2 mặt vỏ đều thể hiện các vết trầm tích qua từng năm. Tuy nhiên, ngược lại với mặt ngoài gồ ghề, mặt trong của vỏ hàu nhẵn bóng và phản chiếu nhiều màu sắc dưới ánh sáng mặt trời. Tùy ở từng địa phương mà màu sắc vỏ trong có sự khác nhau.

Hàu là một loài ăn tạp. Chúng ăn các thực vật nhỏ lơ lửng trong nước và thậm chí ăn cả động vật. Đối với thực vật, các loại khuê tảo là thức ăn chủ yếu của hàu. Từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 là mùa sinh sản của hàu, đặc biệt mức độ sinh sản cao nhất vào khoảng tháng 8 và tháng 9.

Bộ phận dùng, phân bố, thu hoạch và chế biến

- Bộ phận dùng: Mai vỏ cứng. Vỏ con dày, to bằng bàn tay. Vỏ có màu trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn là tốt.

- Phân bố: Hàu sinh trưởng tốt tại các vùng nước lợ, nồng độ muối khoảng từ 4% đến 24%. Tập trung nhiều ở các khu vực cửa sông hoặc các vùng lân cận. Trải dài ven biển từ Nam đến Bắc.

- Thu hoạch: từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 năm tiếp theo là mùa khai thác hàu để lấy thịt do thời gian này thịt hàu sẽ mập mạp. Nhưng đối với thu hoạch hàu để lấy vỏ để làm thuốc thì có thể thu nhặt quanh năm.

- Chế biến:

  Theo kinh nghiệm Việt Nam: sau khi thu hoạch, lấy vỏ đem đi rửa sạch, phơi khô & chế biến bằng 1 trong 3 phương pháp sau:

  • Cho Mẫu lệ vào nồi đất và trét kín. Đem nồi đi nung đến khi chín đỏ là được. Đối với những phần chưa đỏ thì đem đi nung lại. Tiếp đến tán nhỏ thành bột mịn.

  • Dựng gạch lên ba phía. Trải than củi & 1 lớp trấu, sau đó đến lớp Mẫu lệ. Làm như vậy liên tục đến hết. Lưu ý cần phải chừa một lỗ ở giữa để thông khí. Phía trên sử dụng một lớp than & trấu để phủ lên. Đốt từ dưới lên trên đến khi vỏ hàu bóp cảm giác mềm, vụn, lấy kẹp gắp ra và tán nhỏ thành bột mịn.

  • Trong trường hợp số lượng hàu rất ít thì có thể đem nung trực tiếp trên than hồng đến khi đỏ lên thì đi đi tán nhỏ thành bột mịn.

  Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược: Đối với bột Mẫu lệ có thể tẩm 1 tí giấm tùy thuộc vào đơn thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến can huyết. Dùng 1 kg bột Mẫu lệ pha với 100 mL giấm.

Thành phần hóa học

Muối calci carbonat chiếm khoảng 80 – 95% thành phần của vỏ hàu, ngoài ra còn các muối khác như calci phosphat, calci sulfat. Các nguyên tố vi lượng khác như magne, nhôm, sắt oxid & các hợp chất hữu cơ. Đối với các hợp chất hữu cơ, chúng sẽ bị phân hủy dưới tác động nhiệt độ cao khi nung.

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

- Dựa trên một vài nghiên cứu gần đây, hoạt chất từ vị thuốc Mẫu lệ có tác dụng kháng khuẩn qua trung gian miễn dịch. Bên cạnh đó, Mẫu lệ còn có vai trò trong quá trình chết tự nhiên của tế bào máu.

- Hỗ trợ quá trình lưu thông máu & ổn định huyết áp.

Vị thuốc trong Y học cổ truyền

Tính vị: vị mặn, tính sáp và mát.

Quy kinh: Can, Thận

Tác dụng: điều hoà can và kiềm dương, nhuyễn kiên, tán kết, thu liễm (giảm tiết mồ hôi), tiểu đêm & đa khí hư.

Chủ trị:

- Chứng hồi hộp, lo âu, hay cáu gắt, mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt do âm hư dương vượng.

- Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm âm suy kiệt và kiệt nước gây thiểu dưỡng gân và cơ biểu hiện co thắt hoặc co giật: Sử dụng Mẫu lệ phối hợp với Quy bản, A giao, Bạch thược & Miết giáp.

- Lao hạch do đờm hỏa: sử dụng Mẫu lệ phối hợp với Huyền sâm.

- Ra mồ hôi tự phát & đổ mồ hôi ban đêm do cơ thể suy yếu: sử dụng Mẫu lệ phối hợp với Hoàng kỳ, Ma hoàng căn & Phù tiểu mạch trong bài thuốc Mẫu lệ tán.

- Mộng tinh do thận suy: sử dụng Mẫu lệ phối hợp với Sa uyển tử và Khiếm thực.

- Xuất huyết tử cung: sử dụng Mẫu lệ phối hợp với Long cốt, Sơn dược & Ngũ vị tử.

Cách dùng – Liều dùng

- Mẫu lệ có thể sử dụng sống, nung đỏ hoặc tán thành bột mịn để dùng.

- Liều lượng thông thường của Mẫu lệ khi sử dụng dạng thuốc sắc khoảng từ 15 - 30 g. Đối với các phương pháp dùng ngoài thì tùy khu vực cần điều trị mà sẽ có liều lượng khác nhau.

Một số bài thuốc có vị thuốc

- Bài thuốc điều trị khí hư kiệt, băng huyết không ngừng: sử dụng 90 g Mẫu lệ và 90 g Miết giáp rửa sạch. Tán nhỏ cả 2 vị thuốc thành bột mịn. Khi dùng lấy 4 g thuốc bột uống với nước ấm. Dùng mỗi ngày 3 lần. Kiên trì sử dụng trong khoảng 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

- Bài thuốc điều trị tăng dịch, cơ thể suy yếu, ra mồ hôi lâu ngày không đỡ, ban đêm nặng hơn, kinh sợ, hoảng hốt, gầy gò, phiền muộn, hơi thở hổn hển, mỏi mệt: sử dụng 30 g Mẫu lệ rửa sạch, tẩm qua với nước gạo, sau đó đem đi nung đỏ. Tiếp đến lấy 30 g rễ Ma hoàng, 30 g Hoàng kỳ rửa sạch và phơi đến khi héo. Đem tất cả các nguyên liệu tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần sử dụng 9 g thuốc bột. Kết hợp với 100 hạt tiểu mạch cho vào nồi cùng với 450 mL nước. Thực hiện sắc thuốc đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 300 mL. Để nguội, chắt lấy phần nước, bỏ bã. Chia nước thuốc thành hai lần dùng trong ngày.

- Bài thuốc điều trị mộng tinh, di tinh, đại tiện phân sệt: sử dụng Mẫu lệ rửa sạch và tán thành bột. Đem thuốc bột trộn với 1 ít giấm để tạo thành viên hoàn lớn bằng hạt bắp. Uống 30 viên mỗi lần và dùng 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc từ Mẫu lệ điều trị lao phổi ra mồ hôi: sử dụng 15 g Mẫu lệ rửa sạch. Cho Mẫu lệ vào nồi sắc cùng với 500 mL nước lọc đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại khoảng 200 mL. Để nguội bớt rồi chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 2 lần uống mỗi ngày. Khi sử dụng có thể cho thêm 1 ít đường vào để dễ dụng. Uống liên tục trong vài ngày. Khi mồ hôi đã ngừng ra, cần dùng tiếp khoảng từ 2 – 3 ngày nữa để duy trì hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi sử dụng

- Dùng Mẫu lệ trong thời gian dài có thể gây ra táo bón & khó tiêu.

- Người sốt cao, không có mồ hôi thì không dùng.

- Không sử dụng cùng với các vị thuốc như: Bối mẫu, Cam thảo, Ngưu tất, Tế tân, Viễn chí, Ma hoàng, Ngô thù du.

Có thể bạn quan tâm?
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator
BÌNH VÔI

BÌNH VÔI

Bình vôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: củ một, cà tom, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh,... đều sẽ được hạn chế.
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
PHÈN CHUA

PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.
administrator
DÂY GẮM

DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator