MÍA LAU

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb. Họ Lúa (Poaceae) Tên gọi khác: Cam giá.

daydreaming distracted girl in class

MÍA LAU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb.

Họ Lúa (Poaceae)

Tên gọi khác: Cam giá. 

Đặc điểm thực vật

Mía lau là cây thân thảo, chia thành nhiều đốt, màu lục mốc trắng, xơ màu hồng. Lá có phiến dài như lá mía, mép lá nguyên, đường gân giữa lá nổi rõ, có lông ráp. Cụm hoa màu trắng, mọc thành chùy ở ngọn; trục cụm hoa có lông dài.

Mùa hoa: tháng 10 - 12.

Phân bố, sinh thái

Mía lau có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và ôn đới nóng. 

Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở vùng núi, trung du như: Hoà Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… hay một số tỉnh ở phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thân cây

Thành phần hóa học 

Trong cây mía lau có các thành phần hóa học như: đường (sucrose, glucose và fructose), nước, acid amin (asparagin, glutamin, alanin, lysin, phenylalanin, histidin, valin, methionine…), acid hữu cơ (aconitic, citric, malic…), vitamin. Trong cây Mía non có các enzyme: lacase, tyrosinase, oxydase. 

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, Mía lau có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, lợi đờm, lợi tiểu, điều hòa tỳ vị, chống nôn, trị hôi miệng, ho khan, và táo bón.

Theo y học hiện đại: nước ép từ Mía lau có tác dụng bổ dưỡng, chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ, ho, tiêu đờm, nôn ọc. Đường cát từ Mía lau chữa lỵ, chướng bụng đầy hơi, say rượu, say sắn, ho dai dẳn.

Ngoài ra, bã Mía để làm giấy, ngọn Mía làm thức ăn cho trâu bò.

Cách dùng - Liều dùng 

Ép thành nước mía uống hoặc chế biến thành đường mía, đường nâu, mật mía,…

Lưu ý

Không nên sử dụng mía lau quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng mất nước, kém hấp thu một số vi chất cho cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, người bị sỏi thận, người mắc các bệnh mãn tính.

 

Có thể bạn quan tâm?
MƯỚP HƯƠNG

MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.
administrator
TÁO RỪNG

TÁO RỪNG

Táo rừng (Ziziphus oenoplia) là một loại cây thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae) có tên khác là Táo dại, Mận rừng. Cây thường được tìm thấy ở các vùng đất có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, và nhiều công dụng theo Y học cổ truyền. Táo rừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau đầu, mất ngủ và viêm da. Cùng tìm hiểu thêm về cây thuốc này để hiểu rõ hơn về công dụng của nó theo Y học cổ truyền.
administrator
THẢO QUYẾT MINH

THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh là một dược liệu rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi như Quyết minh, cây Muồng ngủ, Muồng, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Muồng hòe, Lạc trời, Hìa diêm tập (Dao), họ Đậu với tên khoa học là Fabaceae. Theo Y học, Thảo quyết minh được sử dụng để điều trị một số bệnh trên mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, quáng gà, viêm võng mạc; tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, bệnh ngoài da do nấm, bệnh chàm ở trẻ em, táo bón kinh niên. Mặc dù là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, sử dụng Thảo quyết minh sai cách hay không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quyết minh cũng như tác dụng, cách dùng, trong bài viết sau.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
BƯỚM BẠC

BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
administrator
BẠCH TRUẬT

BẠCH TRUẬT

Bạch truật, hay còn được biết đến với những tên gọi: Truật, sinh bạch truật, sơn khương, sơn liên, mã kế, dương phu, phu kế, sơn tinh, ngật lực già, thổ sao bạch truật, đông truật,... Bạch truật là vị thuốc đông y được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa cũng như làm đẹp. Vị thuốc Bạch truật được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm nhiều công dụng mới của bạch truật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator
RAU DỆU

RAU DỆU

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa.
administrator