BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…

daydreaming distracted girl in class

BÁN HẠ BẮC

Giới thiệu về dược liệu

Đặc điểm tự nhiên

Cây Bán hạ bắc là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, về mùa xuân cây mọc 1 – 2 lá, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá mọc có khác nhau về hình dạng. Cuống lá dài, màu xanh, nhẵn bóng không có lông. 

Khi cây khoảng 3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ. Hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự. Hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa đài nhỏ.

Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng.
Hiện nay, phần lớn loại dược liệu này ở nước ta đang còn phải nhập của Trung Quốc.

Bán hạ bắc mọc hoang hay được trồng để làm thuốc. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi sấy khô

Thu hái: Thu hoạch vào mùa hè, chọn củ đào về rửa sạch đất, cắt bỏ vỏ ngoài (màu vàng tro) và rễ tơ phơi khô.

Chế biến: Đào lấy thân rễ vào mùa hạ và mùa thu, rửa sạch, gọt bỏ lớp bần bên  ngoài và rễ con, phơi sấy khô. Thái miếng trước khi sử dụng

Để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt.

Thành phần hóa học

Dược liệu Bán hạ bắc có các thành phần sau:

+Coniine, Protoanemonin, Homogentisic acid, Nicotine, Aspartic acid, Glutamic acid

+Arginine, b-Sitosterol, Cholesterol (Trung Dược Học).

+Ephedrine

+Choline, b-Sitosterol, Daucosterol

+Homogentisic acid, Protocatechualdehyde

Toàn cây bán chi biên chứa scutellarin scutellarein, carthamidin, isocarthomidin. Ngoài ra, còn có alcaloid, hợp chất phenol, sterol, tanin.
Rễ có cholesterol, β – sitosterol, acid stearic

Tác dụng

Theo Y học hiện đại, vị thuốc Bán hạ bắc có một số tác dụng sau:

+Cầm nôn: Bán hạ bắc chế (đặc biệt là Khương Bán hạ) thành hoàn và nước sắc Bán hạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống ngược lại, có tác dụng gây nôn (Trung Dược Học).

+Giảm ho: Theo Trung Dược Học, một số thực nghiệm trên mèo, chuột cống cho thấy vị thuốc có tác dụng giảm ho, giảm tiết nước bọt, làm chậm quá trình bệnh.

+Giải độc: Đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và Acetycholin

+Độc tính

+Cấp cứu trúng độc Bán hạ

Công dụng

Bán hạ bắc có vị cay, tính ấm, có độc, quy kinh vào 2 kinh Vị và kinh Tỳ;
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ.
Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

+Thường ứng dụng trong điều trị, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa các khối u tăng sinh.

+Cây có tác dụng đẩy độc tố ra ngoài cơ thể

+Tiêu khối u thời kỳ đầu, thường kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo và Xạ đen, là 2 vị thuốc cũng có tác dụng điều trị khối u, mụn nhọt.

+Hỗ trợ điều trị lao phổi, abces phổi.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.

+Điều trị các bệnh phụ khoa.

+Hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa.

+Điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, sưng đau, viêm vú, viêm mủ da (giã nát đắp vào vết thương).

+Trị sâu răng, trị rắn độc, trùng thú cắn, chấn thương (giã nát đắp vào vết thương).

Liều dùng

Ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Dùng ngoài tán nhỏ, làm bột trộn với rượu đắp chỗ đau.
Bán hạ bắc dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống cần phải bào chế. 

+Chế gừng: Dùng trong trường hợp bị nôn, bị ho.

+Tẩm phèn chua: Dùng trong trường hợp có đờm.

+Pháp bán hạ: Dùng trong trường hợp nhiều đờm.

+Bán hạ sống: Dùng ngoài để đắp mụn nhọt sưng đau.

Lưu ý

Kỵ Âm huyết hư, tân dịch kém và người có thai không nên dùng. Không kết hợp với các thuốc loại Ô đầu.

Có thể bạn quan tâm?
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
MỘC QUA

MỘC QUA

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…
administrator
HÚNG QUẾ

HÚNG QUẾ

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
QUA LÂU NHÂN

QUA LÂU NHÂN

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu, có tên khoa học là Semen Trichosanthis.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator