KHA TỬ

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz Họ: Bàng (Combretaceae) Tên gọi khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc, Kha lê, Hạt chiêu liêu

daydreaming distracted girl in class

KHA TỬ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz

Họ: Bàng (Combretaceae)

Tên gọi khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc, Kha lê, Hạt chiêu liêu

Đặc điểm thực vật

Kha tử là cây thân gỗ, vỏ màu xám tro, có nhiều vết nứt dạng hình chữ nhật, không đều. Lớp vỏ ngoài có thể dày đến 2 cm và có nhiều tầng màu đỏ, nâu nhạt xen kẽ với nhau.

Lá đơn, mọc cách, cuống lá ngắn, phiến lá hình trứng hoặc trứng ngược. Đầu lá có mũi nhọn, đuôi lá rộng, gân hình lông chim thường có khoảng 6 – 10 gân thứ cấp.

Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở nách lá hoặc ở đầu cành, màu trắng trên có phủ một lớp lông nhỏ màu vàng, mùi thơm, lưỡng tính, không tràng, thường có 10 nhị, vòi nhụy nhô cao, bầu hạ có một ô chứa noãn.

Quả thon, hình trứng, chứa 5 múi tù. Khi chín màu vàng đến cam sau cùng là chuyển sang màu hơi nâu, thịt quả đen nhạt, khô, chắc và cứng, vị chát chua. 

Mùa quả vào tháng 8 – 9.

Phân bố, sinh thái

Cây kha tử mọc dại và được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, cây được trồng ở các nước Đông Nam Á (Lào, Thái Lan Campuchia, Miến Điện), Ấn Độ. 

Kha tử có vỏ dày nên có thể chịu lạnh, khô và chịu lửa, là cây ưa sáng khi trưởng thành nhưng chịu bóng mát khi còn non. Cây thường mọc hoang ở các khu vực sông suối, rừng thưa lá rộng, đất ẩm hay đất cát và đất pha sét. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Quả cây (Kha tử) 

Thu hái, chế biến

Thu hái quả vào tháng 9 – 11, nên chọn quả già, bên ngoài vỏ màu vàng ngà, thịt chắc, mang về phơi khô, bảo quản dùng dần. Khi có nhu cầu sử dụng thì rửa sạch, để ráo nước, sao sơ với lửa. Sau đó giã dập, phần hạt.

Thành phần hóa học 

Trong kha tử có chứa một số thành phần như:

- 24 - 26% Tanin (axit galic, chebulic, egalic, luteolic, chebutin, terchebin,...) 

- Glucose, fructose, arabinose, acid amin,...

- Tinh chất dầu vàng (các acid béo như acid palmitic, oleic, linoleic,...)

Tác dụng - Công dụng 

Kha tử có tác dụng chữa ho, khàn tiếng, ra mồ hôi trộm, sát trùng dạ dày, đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy, chữa trĩ nội, kiết lỵ kinh niên

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 3-10 g/ngày. Có thể sắc thành nước uống hoặc tán thành bột mịn, nấu cao, ngâm rượu hoặc dùng tươi.

Lưu ý

- Không sử dụng cho những người mắc hội chứng ngoại cảnh hoặc tích tụ nhiệt thấp, những người mới táo bón, cảm ngoại tà 

- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em 

- Khi thấy các dấu hiệu bất thường như dị ứng, buồn nôn, đau đầu,... ngay lập tức ngưng dùng dược liệu và đến ngay cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ, điều trị kịp thời.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ SỮA

CỎ SỮA

Cây cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY BÔNG XANH

DÂY BÔNG XANH

Dây bông xanh, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây bông xanh, bông báo, madia, cát đằng. Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẦN TÂY

CẦN TÂY

Cây cần tây là một loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam. Không những vậy, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng như: làm thuốc lợi tiểu, thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh, chữa bệnh huyết áp, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể,…
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
MƯỚP HƯƠNG

MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator