KÊ HUYẾT ĐẰNG

- Tên khoa học: Caulis Spatholobi suberecti - Họ: Fabaceae (Đậu) - Tên gọi khác: cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu.

daydreaming distracted girl in class

KÊ HUYẾT ĐẰNG

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Caulis Spatholobi suberecti

- Họ: Fabaceae (Đậu)

- Tên gọi khác: cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu.

Đặc điểm thực vật

Kê huyết đằng là cây dây leo, thân gỗ, hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, vỏ ngoài màu nâu nhạt, hơi thô ráp, bên trong có chất nhựa màu đỏ tương tự như máu. Thân và lá non có lông tơ mịn.

Lá kép, mọc so le, màu xanh, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, gồm 5 – 7 hoặc 9 lá chét. Lá chét ở giữa có cuống ngắn, phiến lá hình trứng; lá chét 2 bên gần như không có cuống, hình thận.

Hoa đơn tính, mọc ở nách lá, xếp sát nhau, màu tím điểm vàng. Hoa đực có 6 nhị, 6 lá đài, 6 cánh tràng thoái hóa thành sợi. Hoa cái gần giống hoa đực, nhiều lá noãn và bầu thượng. Cuống hoa nhỏ, bên ngoài phủ lông mịn. 

Quả hình trứng hoặc lưỡi liềm, khi chín có màu lam đen, có lông nhung, chứa 3 – 5 hạt.

Mùa hoa vào tháng 3 – 4, mùa quả: tháng 9-10

Phân bố, sinh thái

Kê huyết đằng sinh trưởng ở một số nước như Trung Quốc hay Lào. Ở nước ta, cây mọc trong rừng hoặc ven các bờ sông suối ở các vùng núi có độ cao trên 850 m:

- Ở miền Nam: Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Nai, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Quảng Trị…

- Ở miền Bắc: phát triển nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Phần thân (dây leo) cây.

Thu hái, chế biến

Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 8 – 10, lựa thân cây có vỏ màu vàng, mịn, chắc. Cắt bỏ hết lá cành, phân loại theo kích thước. Có 2 cách sơ chế dược liệu:

- Dùng tươi: Rửa sạch, thái thành những phiến mỏng, để tươi dùng ngay.

- Dùng khô: Trước khi phơi khô, đem dược liệu đi ngâm nước. Thân cây nhỏ ngâm trong 1 – 2 giờ, thân to ngâm trong 3 ngày liền. Sau đó rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy.

Thành phần hóa học 

Trong Kê huyết đằng chứa: Milletol, Salidroid, Leriodendrin, Emodin, Physcion chrysophanol, Rosamulin. Dược liệu còn chứa Catechin, Acid protocatechic, Acid vanilic, Acid stearic daucosterol, β sitosterol…

Trong rễ, vỏ và hạt có chứa Glycosid, Tannin, chất nhựa. 

Tác dụng - Công dụng 

Kê huyết đằng có vị đắng, tính ấm có tác dụng:

- Bổ khí huyết, trị khí suy huyết kém, thiếu máu não, cơ thể suy nhược. 

- Làm mạnh gân cốt, chữa các chứng đau mỏi lưng gối, té ngã chấn thương.

- Điều trị phong thấp, hư lao, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

- Trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều.

Cách dùng - Liều dùng 

Dùng 10 - 30g dược liệu dưới dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc nấu cao.

Lưu ý

- Nếu dùng lâu ngày với liều cao có thể gây táo bón, khô họng, khô miệng, nóng trong người.

- Những người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ không được dùng.

- Phụ nữ đang mang thai không nên dùng vì kê huyết đằng có thể gây động thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
TỬ TÔ

TỬ TÔ

Tử tô hay tía tô là một loại thảo dược thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Những bộ phận bao gồm lá, hạt và thân của dược liệu này được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô và những công dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
KHẾ

KHẾ

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
TRÁI CHÚC

TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator