- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử

daydreaming distracted girl in class

KHẾ

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L.

- Họ: Oxalidaceae (Chua me đất)

- Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử

Đặc điểm thực vật

Khế là cây gỗ thường xanh, thân hình trụ, vỏ bần màu xám đen.

Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá gồm khoảng 3 – 5 đôi lá chét, phiến lá chét hình trái xoan, mỏng, mép lá nguyên.

Hoa mọc thành chùm xim, ở nách lá; hoa màu hồng hay tím hồng; Quả to, thuôn dài, có đài tồn tại, có 5 múi vắt nhọn, tạo thành hình ngôi sao khi cắt ngang, màu vàng khi chín, hạt nhỏ và dẹp màu nâu vàng.

Mùa hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 10-12.

Phân bố, sinh thái

Cây khế có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay đã được di thực và trồng nhiều ở nước ta. Có 2 giống khế thường gặp nhất là khế ngọt và khế chua.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá, vỏ cây thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, vỏ sao vàng hoặc dùng tươi. Hoa và quả thu hái theo thời vụ, dùng tươi.

Thành phần hóa học 

Quả khế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, protein, vitamin A, K, E, B5, C, kali, magie, đồng và một số hợp chất như gallic acid, quercetin, epicatechin,…

Tác dụng - Công dụng 

Cây khế có tác dụng chữa dị ứng, mề đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, đái buốt, đái ra máu, mụn nhọt, viêm tiết niệu, viêm âm đạo, ngộ độc. 

Cách dùng - Liều dùng 

Dùng ở dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. 

Liều lượng: Hoa 4 – 12g/ngày, quả và lá 20 – 40g/ngày, rễ và vỏ cây 10 – 12g/ngày.

Lưu ý

Cần thận trọng khi sử dụng dược liệu đối với một số bệnh nhân:

- Quả khế chứa axit oxalic có thể cản trở quá trình hấp thu canxi từ những thực phẩm khác. Vì vậy, không nên dùng quá nhiều – đặc biệt là đối với trẻ trong giai đoạn phát triển, người mắc bệnh thận và người có nguy cơ loãng xương cao.

- Không nên dùng khế chua cho người mắc các bệnh lý về dạ dày và hạn chế ăn khi đói.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator
CHANH

CHANH

Vừa là quả vừa là gia vị, chanh là một vị thuốc được dân gian sử dụng từ lâu đời. Citrus aurantifolia (Christm. Et Panzer) Swingle trong họ Rutaceae, chanh là một loại cây bụi thân gỗ nhỏ, có nhiều gai.
administrator
CỎ GÀ

CỎ GÀ

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng chữa ho khan, ho gà và ho có đờm. Ngoài ra vị thuốc này còn được kết hợp với các dược liệu khác để chữa chứng bệnh trĩ, phong thấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và sỏi đường tiết niệu.
administrator
LÁ DỨA

LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator