CỎ GÀ

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng chữa ho khan, ho gà và ho có đờm. Ngoài ra vị thuốc này còn được kết hợp với các dược liệu khác để chữa chứng bệnh trĩ, phong thấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và sỏi đường tiết niệu.

daydreaming distracted girl in class

CỎ GÀ

Giới thiệu về dược liệu 

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng chữa ho khan, ho gà và ho có đờm. Ngoài ra vị thuốc này còn được kết hợp với các dược liệu khác để chữa chứng bệnh trĩ, phong thấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và sỏi đường tiết niệu.

  • Tên gọi khác: Cỏ chỉ, Cỏ giường.

  • Tên khoa học: Cynodon dactylon.

  • Tên dược: Rhizoma Cynodonis.

  • Họ: Lúa (danh pháp khoa học: Poaceae)

Cây cỏ gà có một số chất gây dị ứng vì vậy người dùng cần chú ý sử dụng

Mô tả dược liệu

Cỏ gà (cỏ chỉ) là một loại cỏ thân thảo, sống lâu năm, mọc hoang ở các bờ ruộng. Thân rễ mọc đan xen nhau thành thảm dày đặc, phiến lá phẳng, màu xanh vàng, mép hơi nhám.

Lá có thể thay đổi màu sắc tùy theo mùa. 

Hoa mọc thành chùm, dài 3-6 cm, chứa khoảng 3-7 bông nhỏ. Quả hình thoi và hơi dẹt, nhưng không có rãnh dọc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Loài cỏ này mọc ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc á nhiệt đới. 

Ở nước ta, cỏ chỉ mọc hoang ở bờ ruộng, sân vườn hoặc trên các triền đê.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây cỏ gà đều có thể sử dụng làm thuốc. 

Thu hái – sơ chế

Cây cỏ gà được thu hái quanh năm. Khi hái, đào lấy cả cây, đem cắt thân rễ để riêng, sau đó rửa sạch đất cát và sấy khô dùng dần.

Bảo quản

Cây cỏ gà được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học 

Trong cây cỏ gà có chứa các thành phần dược liệu bao gồm: 

  • Các phytotoxin phenolic. axit ferulic, syringic, paracoumaric, vanillic, para hydroxyl benzoic và orthohydroxy phenyl axetic.

  • Flavonoid và glycoside được tìm thấy có trong dịch chiết nước của Cỏ gà. 

  • Các alkaloid, glycoside và flavonoid thì có trong dịch chiết ethanol của cây. 

  • Lá có chứa chứa glycerin, 12-Octadecadienoyl clorua, axit hexadecanoic, etyl este, ethyl -d-glucopyranoside, axit linoleic… 

  • Ngoài ra cây còn chứa vitamin C, β carotene, chất béo, axit palmitic.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại

Đã có nhiều nghiên cứu thử hoạt tính của dịch chiết cồn, dịch chiết nước, dịch ép tươi của cây Cỏ gà. Các nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy nhiều tác dụng như

  • Chống tình trạng loét dạ dày

  • Điều hòa miễn dịch, bảo vệ tế bào

  • Khả năng kháng viêm, giảm phù chân

  • Tác dụng hạ đường huyết, có khả năng để làm thuốc điều trị đái tháo đường

  • Lợi tiểu (thúc đẩy quá trình bài tiết và điện giải)

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; với tác dụng giải độc, lọc máu, lợi tiểu, giải nhiệt, và tiêu đờm.

Vị thuốc này được dùng trong các bệnh lý sau:

  • Các bệnh nhiễm trùng

  • Bệnh sốt rét

  • Thống phong, thấp khớp

  • Các tình trạng rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi gan/thận và sỏi mật

  • Kinh nguyệt không đều

  • Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí tiểu

  • Các tình trạng rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi gan/thận và sỏi mật

  • Trường hợp rắn cắn

Cách dùng - Liều dùng 

Cỏ gà được sử dụng ở dạng hãm và sắc uống với liều sử dụng khoảng 20g/ngày tùy vào từng trường hợp điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ gà

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: Cỏ chỉ tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch, đem ép lấy nước uống. Mỗi lần dùng 12ml, ngày dùng 2 lần.

Hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu

  • Nguyên liệu: Xa tiền thảo 10g, kim tiền thảo 10g, bòng bong 10g, cỏ gà 30 – 50g.
  • Cách thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Nguyên liệu: Cỏ gà 50g và một ít đường phèn.
  • Cách thực hiện: Sắc uống hằng ngày thay nước trà. Áp dụng bài thuốc trong thời gian dài có thể ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

 Hỗ trợ điều trị rắn cắn

  • Nguyên liệu: Thân rễ cây cỏ gà tươi.

  • Cách thực hiện: Nhai nuốt nước và dùng bã đắp vào vết cắn.

Hỗ trợ điều trị ho do thấp nhiệt

  • Nguyên liệu: Rau má 40g, cỏ gà 20g, cây me đất 40g và lá xương sông 20g. 

  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch, để ráo. Giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng đường vào, đun sôi. Chia nước thành 3 lần uống và dùng trong 1 ngày. Sử dụng liên tục trong 5 ngày sẽ thấy cơn ho thuyên giảm rõ rệt.

Hỗ trợ điều trị chứng cảm nóng, nôn mửa và ỉa chảy

  • Nguyên liệu: Đường phèn và cỏ chỉ 60g.

  • Cách thực hiện: Sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Cao trị chứng ho gà 

  • Nguyên liệu: Gừng tươi 5g, cỏ gà, cỏ sữa lá nhỏ, lá táo, vỏ rễ dâu và lá chanh mỗi vị 10g, hoa đu đủ đực 5g, củ sả 5g.

  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và nấu thành cao, sau đó cho thêm đường vào chế thành siro. Đợi siro nguội cho vào bình kín. Dùng 1 thìa cà phê pha với nước ấm và cho trẻ uống. Nếu trẻ trên 5 tuổi thì dùng liều lượng gấp đôi.

  • Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này nên kiêng đồ tanh (nghêu, cua, tôm,…), đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Điều trị chứng ho gà

  • Nguyên liệu: Vỏ trứng gà 1 cái, vỏ quýt 1g, rễ cỏ gà 4g, lá chanh 4g.

  • Cách thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 lần.

Điều trị ho lâu ngày gây khàn giọng và mất tiếng

  • Nguyên liệu: Trần bì 1g, rễ cây cỏ gà 4g, lá táo 4g, lá chanh 4g.

  • Cách thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống cho đến khi tình trạng ho dứt điểm.

Điều trị phong thấp

  • Nguyên liệu: Rễ rung rúc 80g, ngũ gia bì 100g, cây bấn đỏ 40g, cỏ roi ngựa 24g, ô dược 40g, cỏ nụ áo 24g, rễ bưởi bung 40g, hy thiêm 80g, rễ cây bươm bướm 60g, cỏ gà 80g, cây bấn trắng 40g, quy bầu 40g, cỏ xước 40g, cây bạc thau 24g, ngò đất 24g.

  • Cách thực hiện: Đem các vị sao thái nhỏ, sao vàng và cho vào túi vải. Sau đó bỏ vào hũ rượu ngâm và trát đất kín nắp, đem đun với lửa nhỏ trong vòng 1 nén nhang, chôn xuống dưới đất trong vòng 3 ngày 3 đêm rối lấy lên. Mỗi lần dùng uống 1 ly nhỏ, nên dùng rượu thuốc khi đói.

Lưu ý

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.

Theo các nghiên cứu về cây Cỏ gà, có một số chất gây dị ứng. Vì vậy, cần chú ý sử dụng cây cỏ gà hợp lý để tránh xảy ra tình trạng kích ứng với cơ thể.

 
Có thể bạn quan tâm?
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGHỆ ĐỎ

NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator
NỤ HOA TAM THẤT

NỤ HOA TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator