QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.

daydreaming distracted girl in class

QUẾ CHI

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học cây Quế: Cinnamomum cassia Presl.

Tên đồng nghĩa: Cinnamomum cassia Blume., Cinnamomum zeylanicum Blume., Cinnamomum loureirii Nees.

Họ: Long Lão (Lauraceae)

Tên dược liệu Quế chi: Ramalus Cinnamomi

Đặc điểm dược liệu

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành. Dược liệu có hình trụ tròn, dài từ 30 – 75cm, đường kính khoảng 0,3 – 1cm, phân nhiều nhánh.

Bề mặt dược liệu có màu nâu đỏ hay nâu, có đường sọc và nếp nhăn nhỏ. Vẫn còn sẹo cành, sẹo mầm và sẹo lá hình mụn cục, bì khổng nhỏ. Chất cứng nhưng giòn, dễ bẻ gãy. Thái phiến dày khoảng từ 2 – 4mm, mặt cắt phần vỏ có màu nâu còn phần gỗ có màu từ trắng vàng tới nâu vàng nhạt, còn phần tủy có hình vuông.

Phân bố, sinh thái

Quế là loại cây rất phổ biến ở nước ta, phân bố ở nhiều vùng, tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồi núi như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,… 

Vùng tập trung trồng với số lượng quế lớn nhất là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa Nghệ An và khu Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện nay, loài cây này còn được trồng nhiều ở vườn dược liệu để khai thác vỏ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Cành non bao gồm cả phần vỏ của cây quế.

Thu hái, chế biến: Quế chi có thể thu hoạch quanh năm nhưng để có dược tính tốt nhất thì nên lấy dược liệu vào mùa xuân. Sau đó cắt thành lát mỏng hay miếng và phơi khô trong bóng râm thoáng mát, có nhiều gió hoặc ngoài nắng nhẹ. Khi dược liệu khô hoàn toàn có thể bào chế theo 2 cách dưới đây để sử dụng lâu dài:

- Cắt lát: Cắt cành quế khô thành những lát mỏng dày khoảng 2 – 4mm để sử dụng trong nhiều bài thuốc.

- Tán bột: Dược liệu khô thu được đem tán thành bột mịn.

Bảo quản: trong các lọ kín, tránh ẩm mốc gây hại đến chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thành phần hóa học 

Thành phần hóa học chính của quế chi là tinh dầu với hàm lượng 0,43-1,35%, chủ yếu là aldehyd cinnamic (62,29-78,75%), ngoài ra còn có acid cinnamic và lượng nhỏ cinnamylacetat, phenylpropyl acetate, trans-acid cinnamic, coumarin, acid protocatechic… Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, trong quế chi còn có nhiều thành phần hợp chất như: Flavonoid, tannin, phenyl glycosid, butylacetat,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Quế chi có vị ngọt, đắng, mùi thơm và tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng ngoại sinh. Do đó được dùng trong các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau khớp, đau bụng lạnh, phù thũng, huyết hàn bế kinh, đánh trống ngực, cổ họng có đờm.

Theo y học hiện đại, Quế chi có tác dụng:

- Tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô hấp.

- Tăng cường nhu động ruột, kích thích co mạch và co bóp tử cung.

- Ức chế vi nấm.

- Tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, đồng thời hạn chế hình thành khối u.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng thông thường được khuyến cáo là từ 3 đến 10g mỗi ngày. Tùy vào từng đối tượng và mục đích chữa bệnh cụ thể mà có cách dùng và liều lượng khác nhau. Quế chi thường được dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc có dược liệu Quế chi:

- Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn thuộc biểu hư, mạch phù hoàn, ra mồ hôi: Sắc lấy nước các dược liệu 12g quế chi, 12g thược dược, 12g sinh khương, 4g cam thảo cùng 3 quả đại táo. Sau đó bỏ bã, uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa ứ huyết, kinh bế đau bụng, thai lưu ở phụ nữ: Sắc uống ngày 1 thang hoặc có thể tán bột để làm hoàn các dược liệu 8g quế chi, 8g thược dược, 8g phục linh, 8g đào nhân, 8g đơn bì.

- Bài thuốc chữa u xơ tử cung hay có khối u trong bụng: Nghiền chung các dược liệu với nhau thành bột mịn 16g quế chi, 16g xích thược, 16g đào nhân, 16g hải tảo, 16g miết giáp, 16g mẫu lệ, 10g hồng hoa, 8g nga truật, 8g nhũ hương, 8g sơn lăng, 8g một dược, sau đó luyện với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần lấy uống 12g cùng nước ấm, dùng 2-3 lần/ngày.

- Bài thuốc chữa các chứng ho hen có đờm, mắt mờ, tim đập nhanh: Sắc các dược liệu 8g quế chi, 12g phục linh, 8g cam thảo cùng 8g bạch truật, sau đó lọc bỏ bã. Chia đều thành nhiều lần uống, ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc giải độc, làm cho sởi mọc hoàn toàn: Sắc lấy nước các dược liệu 4g quế chi, 8g cát căn, 4g thược dược, 5g ma hoàng, 5g sinh khương, 5g đại táo, 4g cam thảo. Sau đó bỏ bã, chia đều thành 3 lần uống

- Bài thuốc chữa viêm khớp: Sắc lấy nước đặc các dược liệu 4g quế chi, 2g ma hoàng, 40g thục địa, 8g bạch giới, 12g lộc giác giao, 2g gừng nướng, 4g cam thảo. Sau đó lọc bỏ bã, mỗi ngày dùng 1 thang.

- Bài thuốc chữa bí tiểu: Sắc các dược liệu 10g quế chi, 15g phục linh, 10g bạch truật, 10g trạch tả, 10g trư linh, 15g đảng sâm, 10g phụ tử, 12g ô dược với 600mL nước. Sau đó cô còn 200mL, lọc bỏ bã, chia đều thành 2 lần uống​​​​​​​​​​​​​​

Lưu ý

Không sử dụng Quế chi trong các trường hợp sau:

- Phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều hoặc đang có thai.

- Người âm hư hỏa vượng

- Xuất huyết hay có tổn mắc các chứng bệnh liên quan đến yết hầu

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
CÂY CHAY

CÂY CHAY

Cây chay, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chay bắc bộ, chay ăn trầu, chay vỏ tía, mạy khoai. Cây chay, là loại cây rất quen thuộc và không hề xa lạ với bất cứ người dân nào ở Bắc bộ. Cây chay, một loại cây gắn liền với tuổi thơ và làng quê Việt Nam. Đây là một loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng, vừa cho bóng mát lại vừa là nguyên liệu chính của những bài thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU NGỔ

RAU NGỔ

Rau ngổ là một loại dược liệu quen thuộc trong Đông y, được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Từ xa xưa, rau ngổ đã được coi là một "thần dược" trong việc chăm sóc sức khỏe. Với vị cay, tính mát và tác dụng giải độc, rau ngổ không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, mà còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau ngổ có khả năng giải độc, giảm đau, lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn và tăng cường chức năng thận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rau ngổ trở thành một trong những dược liệu được ưa chuộng nhất trong các phương pháp chữa bệnh tự nhiên.
administrator