HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HÀ THỦ Ô

Đặc điểm tự nhiên

Hà thủ ô là cây dây leo, sống nhiều năm. Thân mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài có màu xanh tía, nhẵn, không có lông. Lá mọc so le, có cuống dài.

Phiến lá hình tim hẹp, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, cuống hình tim hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng. Cả hai mặt lá đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy thân.

Hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn từ 1 – 3mm. Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh. Cánh hoa màu trắng. Mùa hoa thường vào tháng 9 – 11, ra quả tháng 12 – 2.

Củ hà thủ ô có hình tròn dài, không đều. Mặt cắt ngang có lớp sần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm. Vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, lõi giữa có thể bị hóa gỗ.

Hà thủ ô mọc hoang dại ở nhiều tỉnh miền núi nước ta như Nghệ An, Lào Cai, Sapa, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La,... Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy ở một tỉnh khác với số lượng ít như Hòa Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn. Ở nhiều vùng như Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Vĩnh Phúc,... hà thủ ô được nuôi trồng để phục vụ cho mục đích điều chế thuốc và các dược phẩm hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ là bộ phận của cây hà thủ ô được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cây thường được trồng bằng dây hoặc hạt, sau 4-5 năm trở lên mới có thể thu hoạch. Cây được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu nhưng thường thu hoạch vào mùa thu.

Chế biến: Củ được đào về rửa sạch đất, bổ đôi hoặc bổ tư, đồ rồi phơi khô. Một số nơi không đồ, thái thành các miếng rồi phơi ngay.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Theo tây y thành phần các hợp chất trong hà thủ ô sống thường bao gồm: tanin; dẫn chất anthraquinon tự do; các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến theo cách trên, thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: tanin; dẫn chất anthraquinon tự do; các antraglycozid và nhiều hợp chất khác.

Tác dụng

+Trong Đông y, tác dụng hà thủ ô là hỗ trợ tăng cường khí huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt và bổ can thận. Vì thế, hà thủ ô thường được sử dụng để điều trị tóc bạc sớm.

+Các bài thuốc dân gian từ cây hà thủ ô còn hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ yếu sinh lý, bổ thận, giúp ích cho việc sinh con.

+Hà thủ ô còn tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch, giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.

+Hợp chất tanin trong hà thủ ô có tác dụng giúp săn se, cố sáp, cầm tiêu chảy, còn hợp chất anthraglycosid có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường được dùng với những trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên.

+Trong hà thủ ô chứa Lecithin có khả năng giảm hấp thu Cholesterol, giảm xơ cứng động mạch, phòng ngừa các vấn đề về tim.

+Thảo dược này còn giàu hoạt chất oxy methyl anthraquinone ở phần rễ cây. Hoạt chất này đóng vai trò kích thích tăng nhu động ruột, có tác dụng nhuận tràng.

+Tác dụng chống oxy hóa: Dịch chiết cồn hà thủ ô còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà thủ ô còn có tác dụng chống oxy hóa.

Công dụng

Hà thủ ô có vị đắng chát, tính ôn và bao gồm các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng buồn bực, mất ngủ, hay mộng mị.

+Điều trị gan thận yếu, lưng và gối đau nhức, phụ nữ khí hư, nam giới di tinh.

+Điều trị chứng tinh trùng yếu, tinh trùng loãng.

+Điều trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí.

+Điều trị tăng huyết áp do xơ vữa mạch ở người cao tuổi.

+Điều trị cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, phụ nữ sau đẻ không có sữa uống để ra sữa.

+Điều trị chứng suy nhược thần kinh, thiếu máu, đau mỏi toàn thân.

+Điều trị chứng lỵ xuất huyết.

+Điều trị bệnh mạch vành.

Liều dùng

Người ta còn chế Hà Thủ Ô với rượu bằng cách chưng hoặc đồ: 1kg Hà Thủ Ô trộn đều với 0,2 – 0,25 lít rượu trắng. Ủ cho ngấm đều rồi đồ chín, phơi khô. Hoặc đem Hà Thủ Ô, cùng nấu với nước cháo và đậu đen trong 2 giờ, sau tiếp tục đồ 2 giờ nữa. Rồi dùng nước nồi đáy, tẩm phơi đến hết và khô giòn. Trong điều trị người ta còn chế bằng nhiều cách khác nữa, như nấu Hà Thủ Ô với đậu đen và gừng, hoặc Hà Thủ Ô với cam thảo, đậu đen hà thủ ô với thục địa. Việc chế biến các phụ liệu khác nhau như vậy, không ngoài mục đích làm tăng thêm tác dụng bổ huyết, bổ thận của vị thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân có tiền sử dị ứng, hoặc đang trong quá trình điều trị một bệnh lý khác.

+Không nên uống hà thủ ô khi đang đi ngoài ra nước hoặc tiêu chảy.

+Khi đang sử dụng hà thủ ô, nên tránh ăn củ cải, hành và tỏi.

+Người bệnh huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp không nên uống hà thủ ô.

+Hà thủ ô có thể làm giảm các tác dụng điều trị của một số loại thuốc như thuốc lợi .tiểu, thuốc chống đông,...

Ngoài ra trong quá trình sử dụng cần:

+Không nên ăn cá không vảy, kiêng gừng, tỏi, hành, tiết canh nếu dùng nhiều.

+Không nên dùng cho người có tiền sử ung thư hoặc điều trị ung thư vú, ung thư tử cung.

+Không nên dùng cho bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
CÚC BÁCH NHẬT

CÚC BÁCH NHẬT

Cúc bách nhật, loại dược liệu được cho là có vị ngọt, tính bình giúp hạ huyết áp, trị tiêu lỏng ở trẻ em, chữa hen suyễn, giảm ho. Vị thuốc này thường được sử dụng uống đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với các thảo dược khác với liều lượng từ 6 – 12g.
administrator
CÂY DUNG

CÂY DUNG

Chè dung là một loại thảo dược được sử dụng để pha uống như lá trà, chè xanh.Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYỀN SÂM

HUYỀN SÂM

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator