DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.

daydreaming distracted girl in class

DÂM DƯƠNG HOẮC

Đặc điểm tự nhiên

Dâm dương hoắc là một loại cây thuốc quý. Dược liệu thuộc dạng cây thảo. Chúng xuất hiện với chiều cao khoảng 0,5 – 0,8m. Hoa dược liệu màu trắng, có cuống dài. Dược liệu này có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều được sử dụng để làm thuốc.

Dâm dương hoắc lá to

Dược liệu có chiều cao khoảng 40cm, thân nhỏ, bên trong thân trống rỗng. Lá dược liệu mọc phía trên ngọn cây. Phần lớn mỗi cây xuất hiện với 3 cành, mỗi cành có 3 lá. Lá dạng trứng, hình tim, có chiều dài khoảng 12cm, có chiều rộng khoảng 10cm. Đầu lá nhọn, lá có gốc hình trái tim, mép lá có hình răng cưa nhỏ và nhọn như gai. Lá nhẵn, mặt trên có màu xanh vàng, mặt dưới có màu xanh xám. Phần gân nhỏ và gân chính của lá đều nổi hằn lên. Mặc dù mỏng như giấy nhưng lá có tính co giãn. Vị đắng và có mùi tanh.

Dâm dương hoắc lá hình tim

Lá dược liệu xuất hiện với hình tim tròn, có chiều dài khoảng 5cm, có chiều rộng khoảng 6cm. Phần đầu lá hơi nhọn. Phần còn lại tương tự như loại lá to.

Dâm dương hoắc lá mác

Lá dược liệu có dạng mũi tên, hình trứng dai, có chiều dài khoảng 14cm, có chiều rộng khoảng 5cm. Phần đầu của lá hơi nhọn như gai. Phần gốc của lá hình tên. Phần còn lại tương tự như loại lá to.

Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá và thân cây là hai bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu được thu hái vào mùa hạ và mùa thu.

Chế biến: Dùng kéo cắt hết phần gai xung quanh biên lá. Sau đó cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch lượng mảnh vụn là có thể sử dụng được.

Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, phơi khô và cho vào chảo sao qua. Nếu được tẩm qua rượu trước khi sao thì càng tốt.

Thành phần hóa học

Dâm dương hoắc chứa một lượng L-Arginine rất cao, đây là hợp chất có tác dụng kích thích tăng trưởng hormon sinh dục nam. Ngoài ra còn có một lượng các chất giúp tăng cường dòng máu, hạ áp và hạ lipid máu như: alcaloid, flavonoid,  saponosid, phytosterol, tinh dầu, acid béo, vitamin E.

Tác dụng

+Tác dụng kích thích tố nam: uống dạng cao khiến kích thích xuất tinh.

+Tác dụng hạ lipid máu và đường huyết.

+Tác dụng hạ huyết áp: khi dùng dâm dương hoắc cho thỏ và chuột bị huyết áp cao do thận nhận thấy huyết áp giảm sau khi dùng.

+Tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

+Tác dụng giảm ho, hóa đờm, bình suyễn có tác dụng rõ rệt, kháng khuẩn kháng viêm với tụ cầu vàng.

+Tác dụng ức chế hoạt động và kháng các loại virus bại liệt gồm loại I, loại II, loại III và Sabin I.

+Tác dụng tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, hạ áp, tăng lưu lượng máu cầu chi, giãn mạch ngoại vi, giãn mạch máu não và làm tăng lưu lượng máu ở não.

Công dụng

Dâm dương hoắc có vị cay, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị phong đau nhức, đau không nhất định.

+Điều trị đi lại khó khăn, phong gây đau nhức.

+Điều trị mờ mắt sinh màng.

+Điều trị trẻ nhỏ bị quáng gà.

+Điều trị đậu sởi nhập vào mắt.

+Điều trị liệt dương, bán thân bất toại.

+Điều trị đau nhức xương khớp do hàn thấp hoặc phong thấp, tay chân co quắp, tê dại.

+Điều trị thận hư, di tinh, liệt dương, phụ nữ vô sinh .

+Điều trị cao huyết áp.

+Điều trị bệnh động mạch vành,

+Điều trị viêm phế quản mãn tính,

Liều dùng

Dùng tươi, ngâm rượu, tán bột làm thành hoàn, nấu thành cao để uống. Có thể sắc lấy nước thuốc để uống hoặc rửa ngoài ra để chữa bệnh.

Dùng 4 – 12g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai không nên dùng.

+Người mắc chứng liệt dương do thấp nhiệt, có âm hư hỏa vượng không được dùng.

+Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, mất ngủ, sung huyết não không dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY SẬY

CÂY SẬY

Cây sậy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sậy trúc, lau sậy, lô vi, lô trúc, lô vi căn. Ít ai ngờ rằng, cây sậy mặc dù mọc hoang dại nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh. Phần rễ cây được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc với tên gọi Lô căn. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, lợi tiểu… thường dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, viêm dạ dày cấp, viêm phế quản, đau họng, táo bón, nôn mửa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
MỘC HƯƠNG

MỘC HƯƠNG

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,…
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
SỬ QUÂN TỬ

SỬ QUÂN TỬ

Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…
administrator
DẦU ĐẬU NÀNH

DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…
administrator
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator