LÁ LỐT

Lá lốt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tất bát. Ở Việt Nam, lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Công dụng của cây lá lốt được phát huy hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt và xương khớp. Tuy nhiên, nếu dùng quá mức sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ LỐT

 

Đặc điểm tự nhiên

Lá lốt là cây thân thảo, sống và phát triển ở những nơi râm mát và những nơi có ánh nắng trực tiếp. Loại cây này có độ cao trung bình từ 30 đến 40 cm. Phần thân thường yếu ới, có nhiều đốt nhỏ. Phần lá dạng lá đơn có tán rộng xòe to, phần trên phiến có từ 5 đến 7 gân xanh nổi lên, phía trên thường có màu nhạt hơn. Phần hoa thì thường mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu trắng, lâu tàn. Quả của lá lốt thường là quả mọng, bên trong có chứa hạt. 

Cây ra hoa hàng năm, hình thức tái sinh tự nhiên chủ yếu là mọc chồi từ thân rễ, thường trồng bằng mẫu thân cắt thành từng khúc 20 – 25cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dưới bóng mát cây, có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân. Ra hoa vào tháng 4.

Là cây ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành những đám lớn ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối, chân núi đá vôi, các bờ ao ở quanh làng. Lá lốt được coi là loài đặc hữu phổ biến của các nước Việt nam, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, Lá lốt mọc tự nhiên ở khắp nơi, từ vùng đồng bằng đến trung du, đặc biệt các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Tất cả bộ phận của cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Chế biến: Sau thi thu hái, đem rửa sạch bùn đất, sử dụng tươi hoặc đem phơi nắng/sấy khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở những nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Bộ phận của cây có chứa các ancaloit và tinh dầu với thành phần chủ đạo là beta-caryophylen, benzylaxetat.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn: Bacillus pyocyaneus, Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis; đồng thời có tác dụng chống viêm. Tác dụng kháng khuẩn của 3 dạng bào chế: cao lá khô, cao lá tươi và nước ép lá tươi gần tương tự như nhau.

+Tác dụng giảm đau và trị các bệnh viêm cấp tính về răng miệng: Cao lỏng dùng ngậm và viên cao lá lốt dùng uống được thử nghiệm trên lâm sàng tỏ ra có .

+Tác dụng gây giãn mạch ngoại biên và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn ruột của histamin và acetylcholin. 

+Tác dụng chống oxy hóa và lợi mật: Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và lợi mật của lá Lốt đối với chiết xuất ethanol 2:1 so với dung dịch 5% flavonoid. Chiết xuất ethanol 2:1 có khả năng ức chế quá trình oxi hóa lipid.

+Tác dụng giảm đau: So sánh dung dịch lá Lốt chiết từ cồn so sánh với dung dịch flavonoid 4% và aspirin kết quả cho thấy dung dịch lá Lốt chiết từ cồn giảm đau lên đến 62,50 - 64,05%, dung dịch flavonoid 4% ức chế 42,6 - 54,9% khả năng giảm đau tương tự aspirin.

Công dụng

Lá lốt có vị nồng, tính ấm và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị đau bụng.

+Điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn tay.

+Điều trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh.

+Điều trị sưng đau ở đầu gối.

+Điều trị ra mồ hôi tay, chân nhiều.

+Điều trị mụn nhọt.

+Điều trị viêm nhiễm âm đạo.

+Điều trị viêm tinh hoàn.

+Điều trị phù thũng do suy thận.

+Điều trị viêm xoang.

+Điều trị rắn cắn, say nắng.

+Điều trị viêm lợi, cải thiện chân răng.

+Điều trị chứng tay chân tê mỏi, ra mồ hôi.

+Điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Liều dùng

Mỗi ngày dùng khoảng từ 8 đến 12g dạng đã phơi khô đem sắc thuốc. Có thể dùng từ 50 đến 100g lá tươi ngậm để chữa đau răng. Ngoài ra còn có thể dùng phối hợp trong thuốc xông để giải cảm. 

Lưu ý khi sử dụng

+Người đang bị nhiệt, táo bón và nóng trong người không nên dùng lá lốt. Sử dụng lá lốt trong tình trạng này khiến lưỡi khô, lợi hàm sưng đỏ và khát nước bất thường.

+Ăn lá lốt hoặc uống nước sắc từ thảo dược này lâu ngày có thể gây nóng dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

+Bệnh nhân đau dạ dày, khó khăn khi tiểu tiện nên cẩn trọng khi sử dụng thảo dược này.

+Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng lá lốt ở liều cao

 

Có thể bạn quan tâm?
RONG NHO

RONG NHO

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHÈ DÂY

CHÈ DÂY

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) là một trong những loại thảo dược lành tính của núi rừng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc chữa bệnh dạ dày.
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator