CỦ CHÓC

Củ chóc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, cây chóc chuột, tậu chó, mía dò. Củ chóc là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Từ lâu, củ Chóc được dùng như một vị thuốc chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, hen suyễn nhiều đờm, tiêu hoá kém mà ngực bụng đầy trướng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ CHÓC

Đặc điểm tự nhiên

Củ chóc là một loại cây thảo, sống hàng năm, cao 20-30cm. Thân củ hình cầu, có những khía ngang. Lá mọc từ củ, có cuống dài pha màu đỏ tím nhạt, phần gốc loe ra thành bẹ; phiến lá chia 3 thùy, thùy giữa to hình thoi, hai thùy bên hẹp hơn, xòe ngang, gốc hình tim, đầu nhọn, mép uốn lượn, gân mặt dưới lá đôi khi cũng có màu đỏ tím.

Cụm hoa là một bông mo, ngắn hơn lá, mo có phần ống hình trứng hoặc bầu dục thuôn  màu lục pha đỏ tím, phân thùy thành bản rộng thuôn nhọn dần ở đầu, mặt ngoài màu lục nhạt, mặt trong màu đỏ hồng, trục hoa màu hồng, phần mang hoa cái hình trụ ngắn, phần mang hoa không sinh sản dài hơn, tiếp đến là phần không mang hoa dài gấp đôi phần mang hoa không sinh sản, phần mang hoa đực có nhiều hoa, phần cuối trục hình dùi, thẳng, gốc hơi loe rộng, hoa có mùi khó ngửa, nhất là về buổi chiều.

Mùa hoa: tháng 5 – 7.

Bán hạ nam là phần thân rễ già được chế biến thành phiến khô của cây Chóc. Phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5 – 3cm, ít khi đến 4cm; dày 0,1 – 0,3cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt. Xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con. Thể chất chắc, khô cứng. Vị nhạt, gây tê lưỡi, ngứa.

Củ Chóc mọc ở khắp các vùng miền, từ đồng bằng đến vùng trung du, miền núi (độ cao dưới 1000m), và cả ở một vài đảo lớn ở nước ta. Cây còn phân bố ở Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Lào.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân củ của củ chóc là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu được thu hái vào tháng 7-12 hàng năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, đem rửa sạch đất cát và cắt bỏ rễ con. Sau đó đồ cho chín, thái phiến củ to, củ nhỏ để nguyên. Tiếp tục sấy hoặc phơi khô hoàn toàn.

Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học bên trong củ chóc, bao gồm 1.4% protein, 1% chất sợi, 1.6% chất vô cơ, 20mg phosphor,… Ngoài ra dược liệu còn chứa một số thành phần khác như acid folic, iodine, choline, thiamin, niacin, carotene,…

Tác dụng

+Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Dùng dịch bán hạ tiêm dưới da ở chuột nhắt trắng nhận thấy tác dụng ức chế các hoạt động tự nhiên.

+Tác dụng chống nôn: Dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chế nôn do đồng sulfat. Trong khi đó, nước sắc dược liệu có tác dụng đối với cả động vật được gây nôn bằng apomorphine.

+Tác dụng chống ho: Thực nghiệm trên mèo nhận thấy, hiệu lực giảm ho của bán hạ ở liều 0.6g/ kg trọng lượng tương đương với 1mg/ kg Codein.

+Tác dụng chống loét: Dịch chiết dược liệu có tác dụng ức chế quá trình bài tiết dịch vị và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày lan rộng.

+Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây đau bằng phương pháp bản nhiệt, dịch chiết bán hạ có tác dụng nâng cao ngưỡng kích thích đau.

+Tác dụng giải co thắt cơ trơn: Thí nghiệm trên tiêu bản ruột cô lập của chuột lang, dịch chiết củ chóc có tác dụng ức chế co bóp của ruột do acetylcholin gây nên, còn đối với co bóp do histamin và barichlorid, bán hạ có tác dụng đối kháng yếu.

+Tác dụng đối với tử cung: Thí nghiệm trên tử cung cô lập chuột cống trắng, cao bán hạ với liều thấp có tác dụng kích thích co bóp, liều cao ức chế co bóp.

+Tác dụng hạ nhãn áp: Trên thỏ thí nghiệm , nước sắc bán hạ 20% dùng với liều 10ml/kg cho thẳng vào dạ dày có tác dụng hạ nhãn áp.

Công dụng

Củ chóc có vị cay, tính ôn, có độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng nôn mửa, ho lâu ngày, ho gió và ho có đờm.

+Điều trị mụn nhọt sưng đau, mẩn ngứa, mề đay.

+Điều trị động kinh bị chảy dãi không tỉnh, trúng gió khiến răng cắn không nói được.

+Điều trị chứng đau bụng, nôn mửa đi ngoài, ho tức ngực, vướng nghẹn ở cổ họng.

+Điều trị bệnh hen suyễn.

+Điều trị viêm tai mãn tính, đau tai.

+Điều trị đái buốt, đái dắt.

+Điều trị đau mắt, viêm tai.

+Điều trị viêm gan siêu vi trùng.

+Điều trị viêm thận phù thũng cấp.

+Điều trị đau dây thần kinh, đau lưng.

Liều dùng

Liều dùng: 3 – 10g/ ngày. Có thể dùng củ chóc ở dạng nước sắc, dùng tươi, cao lỏng hoặc dịch chiết tùy nhu cầu sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

+Không dùng cho những người đại tiện táo, khát nước, khô tân tịch và người bị suy nhược.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÙ MẠCH

CÙ MẠCH

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LẠC DẠI

CÂY LẠC DẠI

Cây lạc dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
CÂY CHÀM

CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TIỂU HỒI

TIỂU HỒI

Tiểu hồi, còn được gọi với tên là tiểu hồi hương, hồi hương, tiểu hồi cần... Tiểu hồi là một loại dược liệu vừa phổ biến với công dụng làm gì vị vừa được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số tình trạng bao gồm đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiểu hồi cũng như những cách sử dụng Tiểu hồi tốt cho sức khỏe nhé.
administrator