KHÚC KHẮC

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae) Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…

daydreaming distracted girl in class

KHÚC KHẮC

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.

Họ: Kim cang (Smilacaceae)

Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…

Đặc điểm thực vật

Khúc khắc là cây dây leo sống lâu năm, dài 4-5m, thân không có gai, có nhiều cảnh, mảnh và có rễ phát triển. 

Lá mọc so le, phiến lá có hình bầu dục thuôn, gốc tròn hay hơi hình tim, có 6 gân gốc, cuống dài mang tua cuốn. 

Hoa mọc ở nách lá, thành tán, màu hồng hoặc có điểm chấm đỏ, hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Hoa đực có bao hoa với 3 răng tù, 3 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa cái có bầu hình trứng với vòi ngắn mang 3 đầu nhụy rẽ ra.

Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đỏ đến tím đen, chứa 2-4 hạt màu đỏ nâu

Mùa hoa: tháng 5-6

Mùa quả: tháng 8-12.

Phân bố, sinh thái

Cây mọc hoang ở vùng trung du và đồi núi một số tỉnh nước ta như Ninh Bình, Quảng Binh, Hòa Bình, Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Nghệ An, Bình Thuận,…

Khúc khắc là cây ưa sáng, có thể chịu hạn và mọc được trên nhiều loại đất, thường tập trung ở các vùng đồi cây bụi, bờ nương rẫy, nhất là vùng đồi thấp ven biển. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân rễ (Củ) của cây được dùng để làm thuốc. 

Thu hái, chế biến

Thu hái thân rễ vào mùa đông, mang về rửa sạch, cắt hết rễ con xung quanh và được sơ chế theo nhiều cách như:

- Để nguyên đem phơi hoặc sấy khô

- Ngâm nước nóng và thái lát, phơi khô

Thành phần hóa học 

Thân rễ chứa: Tinh bột, Sitosterol, Stigmasterol, Smilax saponin, Tigogenin, β-sitosterol, Tannin, Chất nhựa.

Tác dụng - Công dụng 

Giải độc do thủy ngân, ung thũng, đau nhức xương, thấp khớp, lở ngứa, giang mai.

Cách dùng - Liều dùng 

Có thể dùng củ khúc khắc ở dạng sắc uống, tán bột hoặc làm viên hoàn. Liều dùng từ
15 – 60g/ ngày.

Lưu ý

Củ khúc khắc có thể gây rụng tóc nếu dùng đồng thời với nước chè xanh.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUA LÂU NHÂN

QUA LÂU NHÂN

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu, có tên khoa học là Semen Trichosanthis.
administrator
DUỐI

DUỐI

Cây duối, hay còn được biết đến với những tên gọi: Duối nhám, ruối, may xói, hoàng anh mộc, duối dai. Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT DỔI

HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
administrator
CÂY BẦN

CÂY BẦN

Cây bần, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bần sẻ, bần chua, hải đồng. Bần là loài thực vật sinh sống và phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Ngoài tác dụng chắn sóng và chống sạt lở đất, cây bần còn được sử dụng để nấu canh và chữa chứng bong gân, bầm tím do ứ máu, tiểu tiện không thông,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH QUYẾT MINH

THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGƯU HOÀNG

NGƯU HOÀNG

Ngưu hoàng là phần sạn nằm bên trong ống gan và ống mật của con Bò tót (Bos Taurus domesticus Gmelin) hoặc con trâu (Bubalus bubalis).
administrator