BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠI TƯƠNG THẢO

Đặc điểm tự nhiên

Bại tương thảo là cây thân thảo, mềm, nhỏ, tuổi thọ trung bình từ 1-2 năm. Cây trưởng thành phát triển nhiều cành. Bề mặt thân và cành nhẵn, ruột bên trong rỗng. Chiều cao mỗi cây dao động từ 0,7-1,5m.

Các lá mọc đối xứng dọc theo thân và cành, xẻ dạng lông chim. Màu lá xanh lục, có phiến khép. Riêng các lá mọc dưới gốc có cuống nhỏ hình bẹ, có thể phát triển thêm 2 lá tai gọi là thùy, thường có khuynh hướng mọc chỉa lên trên và hơi ôm vào thân cây. Hai bên mép lá có hình răng cưa, các răng không đều nhau.

Bại tương thảo mọc hoa thành chùm. Cuống hoa đâm ra từ các nách lá hoặc đầu cành, ngọn cây. Cánh hoa nhỏ, màu vàng nhạt.

Quả hình trứng hơi dẹt, bên ngoài quả có nhiều lông bao phủ xung quanh. Một mặt có 3 sóng, mặt còn lại có 1 sóng. Vào mùa thu quả bắt đầu già và có khuynh hướng lụi khi về đông.

Rế có hình trụ dài, chỗ to chỗ nhỏ đâm sâu vào trong lòng đất. Xung quanh phát triển thêm nhiều rễ con.

Mùa hoa quả thường rơi vào tháng 7-11.

Bại tương thảo là cây ưa ánh sáng. Tuy nhiên cây cũng có khả năng hơi chịu bóng và phân bố tập trung ở những vùng có khí hậu ẩm mát. Loại cây này được tìm thấy rất nhiều ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực sườn đồi hoặc bên vệ đường.

Ở nước ta, cây bại tương thảo phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn,... nhưng với số lượng ít.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc. Tuy nhiên được dùng nhiều nhất vẫn là rễ cây.

Thu hái: Rễ được thu hoạch vào tháng 8 là có giá trị dược liệu tốt nhất. Các bộ phận khác có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Dược liệu đem về rửa sạch, phân loại từng bộ phận, dùng tươi hoặc phơi khô, bào chế dùng dần.

Để dược liệu không bị mốc và tích trữ được lâu cần để nơi thoáng mát. Tốt nhất là cho vào hũ sạch hoặc đóng bịch để không bị nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn.

Thành phần hóa học

Đem rễ cây này phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thu được 8% tinh dầu và một số chất hóa học khác.

Tác dụng

+Tác dụng tiêu độc cho cơ thể, giải nhiệt, trị nóng trong, bài nông, tiêu ứ.

+Tác dụng kích thích lưu thông máu, chống ứ, bài nùng, thải độc lợi thấp, làm mát cơ thể, tiêu nhọt.

+Tác dụng ức chế viêm tụy cấp in vitro.

+Tác dụng sự tự chết tế bào theo chu trình.

+Tác dụng trên dòng tế bào u sarcoma, an thần và kháng khuẩn.

+Tác dụng giải độc tiêu sưng, săn se, giảm đau, đau sau khi đẻ, sản hậu ít huyết, áp xe.

 Tác dụng làm thuốc hạ sốt, thuốc chống độc, làm tan máu cục, làm tan mủ, lợi tiểu.

Công dụng

Bại tương thảo có vị cay đắng, tính hơi lạnh sẽ có các tác dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị đau bụng đầy trướng.

+Điều trị đau vùng thắt lưng, đau chân hoặc đau lưng có kèm xuất huyết sau sinh.

+Điều trị sung huyết kết mạc, viêm kết mạc cấp tính gây sưng đau.

+Điều trị ứ huyết, căng đau vùng bụng dưới ở phụ nữ sau sinh.

+Điều trị các vấn đề trong đường ruột: Ruột nổi mụn nhọt, có mủ hoặc bị viêm ruột thừa.

+Điều trị đau bụng hậu sản có cảm giác như bị dùi đâm.

+Điều trị bệnh lở loét, có cảm giác ngứa ngáy quanh lưng.

+Điều trị bệnh viêm ruột thừa cấp(chưa có mủ), táo bón, khó đi ngoài.

+Điều trị bí tiểu, bệnh viêm gan vàng da cấp tính, tiêu thũng.

+Điều trị ho, trong phổi có đờm mủ.

Liều dùng

Bại tương thảo thường được dùng làm thuốc sắc uống. Lá có thể sử dụng làm thuốc đắp ngoài da.

Dùng uống: 9-30g mỗi ngày

Dùng ngoài: Không kể liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng

Không dùng bại tương tương thảo cho các trường hợp sau:

+Bệnh nhân không có ứ trệ.

+Thực nhiệt.

+Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

Không áp dụng khi mụn nhọt đã vỡ.

 

Có thể bạn quan tâm?
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
QUẢ SIM

QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.
administrator
CÂY SẬY

CÂY SẬY

Cây sậy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sậy trúc, lau sậy, lô vi, lô trúc, lô vi căn. Ít ai ngờ rằng, cây sậy mặc dù mọc hoang dại nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh. Phần rễ cây được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc với tên gọi Lô căn. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt, lợi tiểu… thường dùng để chữa tiểu tiện bất lợi, viêm dạ dày cấp, viêm phế quản, đau họng, táo bón, nôn mửa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
CỎ THE

CỎ THE

Cây cỏ the là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong dân gian. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cỏ the và các công dụng của nó nhé.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator