BÍ KỲ NAM

Bí kỳ nam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tổ kiến, kỳ nam kiến, kiên lỳ nam, kì nam gai,... Sở dĩ loại cây này có tên gọi trong dân gian là cây tổ kiến bởi đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến. Các lỗ nhỏ trong thân cây là do kiến làm tổ, đục thân cây mà thành. Cây gồm hai loại là lá rộng và lá hẹp, thân có gai chỉ khác nhau về hình dạng còn công dụng tương tự nhau. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về vị thuốc Nam quý này, dưới đây là những thông tin chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.

daydreaming distracted girl in class

BÍ KỲ NAM

Đặc điểm tự nhiên

Bí kỳ nam là một giống cây phụ sinh, cộng sinh với kiến. Thân cây phình to thành củ lớn với mặt ngoài sần sùi. Lá cây mọc đối nhau. đầy lá tù, gốc thuôn, bề mặt ở trên lá màu xanh đậm, bề mặt dưới có màu nhạt hơn. Phần phiến lá lớn và nhẵn bóng. Các lá kèm thường có xu hướng rụng sớm. 

Từ thân củ mọc ra những rễ nhỏ phía dưới và một vài cành mang lá ở phía trên. Cành ngắn, mập, màu nâu.

Hoa màu trắng, không có cuống, mọc tụ thành 4-5 cái ở ngay nách lá

Quả nhỏ, hình trụ, hơi thuôn dài, khi quả chín có màu vàng cam

Cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 6, Mùa quả rơi vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 1.

Cây mọc trong tự nhiên hiếm có và chỉ tìm thấy ở các tỉnh miền Nam nước ta, nhiều nhất là Tây Nguyên, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông,…Cây đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam để lưu ý bảo tồn.

Loại cây này thường mọc hoang trên thân các cây gỗ trong rừng thứ sinh, được tìm nhiều nhất trên thân cây dầu trà beng.

Bộ phần dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Khi phát hiện, người dân thường nhổ nguyên cây, cắt tỉa cành, lá và bỏ rễ, lấy phần thân phình to hay nhiều người gọi là phần củ để bào chế làm dược liệu

Thu hái: Dược liệu được thu hái quanh năm ở khu vực rừng thứ sinh.

Chế biến: Sau khi chúng ta thu hoạch củ xong, mang đi rửa cho sạch hết bụi bẩn bên ngoài rồi chẻ củ kỳ nam ra làm đôi hoặc làm 3 hay 4 tùy thích, phủi cho sạch bụi và kiến sống ở bên trong củ.

Sau khi sơ chế sạch thì ta thái củ ra thành từng lát, mang đi phơi nắng đến khi nào gần khô thì ta có thể mang đến chỗ có bóng râm, mát để phơi tiếp tục cho đến khi hoàn toàn khô là được. Khi muốn sử dụng, ta có thể mang lát bí kỳ nam đã phơi khô trụng sơ qua nước sôi rồi mang đi sao vàng. 

Bảo quản dược liệu trong túi, để nơi khô ráo, tránh mối mọt và ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thành phần chính của dược liệu gồm hoạt chất ancaloit, flavonoid, muối vô cơ cùng các thành phần khác.

Tác dụng

+Tác dụng làm giảm đau nhanh chóng, chống sưng tấy, tiêu viêm hiệu quả.

+Có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân độc hại làm gan bị tổn thương, suy yếu chức năng gan, đồng thời phục hồi lại chức năng gan bị tổn thương

+Tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên: Kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxi hóa, chống dị ứng, chống độc, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch,...

Công dụng

Dược liệu có vị ngọt nhẹ, tính bình và có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị viêm gan, đau gan, suy giảm chức năng gan, vàng da.

+Điều trị các bệnh về đau nhức gân xương, thấp khớp, bong gân.

+Hỗ trợ điều trị đau bụng, tiêu chảy, ăn uống kém.

+Tác dụng tiêu viêm kháng sinh, lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm.

+Tác dụng bồi bổ cơ thể.

+Tác dụng điều bị bệnh sốt rét.

+Hỗ trợ điều trị bệnh thận.

+Tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, nhất là các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy

Liều dùng

Dược liệu bí kỳ nam thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc với liều khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 6 – 12g. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bài thuốc cùng với sự kết hợp vị thuốc khác mà có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng

Không nên tự ý sử dụng, mà cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỔ PHÁCH

HỔ PHÁCH

Đối với người phương Tây, Hổ phách thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Trong Đông y, Hổ phách có công dụng chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt; giúp an thần, chữa mất ngủ; chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau lành vết thương; lợi tiểu... Tuy nhiên hiện nay Hổ phách đang dần trở nên khan hiếm nên chủ yếu được sử dụng làm trang sức.
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
DẦU HẠT CẢI

DẦU HẠT CẢI

Cây cải dầu là một loại cây lấy dầu thực vật. Thường được gọi là hạt cải dầu (hoặc cải dầu). Nó được sử dụng rộng rãi như nguồn cung cấp dầu, protein cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. Ngoài ra còn là một phương thuốc chữa bệnh. Hoa cải dầu với màu sắc đa dạng dùng trang trí cũng rất thu hút. Mọi bộ phận của hạt cải dầu đều hữu ích.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator