DÂY THUỐC CÁ

Dây thuốc cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây cát, dây mật, lầu tín, dây duốc cá, dây cóc, touba, tuba root, derris. Từ lâu, con người đã dùng dây thuốc cá như một loại thuốc trừ sâu và để đánh bắt cá trong ao hồ. Đây là loại cây có độc. Tổ chức y tế thế giới xếp vào loại chỉ có hại ở mức độ vừa phải. Có ít báo cáo về độc tính của cây này trên con người. Tuy nhiên chúng ta cần biết và cẩn trọng khi sử dụng chúng trong đời sống. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.

daydreaming distracted girl in class

DÂY THUỐC CÁ

Đặc điểm tự nhiên

Dây duốc cá là loại cây dây leo, có chiều dài từ 7 – 10 m. 

Lá thuốc cá là lá kép, có 9 đến 13 lá chét mọc so le nhau. Lá chét lúc đầu mỏng nhưng về sau dai dày, có đầu nhọn, hình mác.

Hoa thuốc cá nhỏ, có màu hồng hoặc trắng. 

Quả giống quả đậu, dẹt, có chiều dài 4 – 8 cm.

Dây thuốc cá thường mọc hoang nhiều ở các nước Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Cây chịu ánh sáng mạnh nhưng ưa nơi mát hơn. Vì vậy ở miền Nam Việt Nam nước ta người ta hay trồng xen kẽ giữa những cây cao su, cây dừa. nhiệt độ cần thiết 27-28 độ. Hiện nay, dược liệu này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam của nước ta như Bạc Liêu, Phú Quốc, Cà Mau, Trà Vinh,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Bộ phận có tác dụng và được thu hoạch nhiều nhất là rễ cây.

Thu hái: Cây thuốc có thể thu hoạch sau khi trồng 2 năm, rễ cây càng nhỏ hoạt chất càng cao. Hoạt chất trong rễ cao nhất vào các tháng thứ 23-27 sau khi trồng.

Chế biến: Rễ sau khi được thu hoạch đem về rửa sạch và phơi khô dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

+Rễ dây thuốc cá chứa khoảng 10 – 12% nước, 2 – 3% chất vô cơ và một số hoạt chất khác như đường, tinh bột, chất nhựa và tanin. Ngoài ra, rễ dược liệu này còn chứa hoạt chất rotenon.

+Rotenone là chất không màu, không mùi, hầu như không tan trong nước, tan ít trong cồn và ete, rất tan trong aceton, benzen. Dung dịch rotenone trong dung môi hữu cơ khi ra ánh sáng chuyển màu đỏ thành dehydro rotenone có độ độc bền vững. Tuy nhiên trong dung môi kiềm thì chất này không còn bền vững và gần như mất tác dụng.

+Rotenone được phân loại là thuốc trừ sâu thực vật có độc. Hàm lượng rotenone trong dây thuốc cá thay đổi tuỳ từng loại từ 4-12%. Những loài mọc hoang dại chứa rotenone lên tới 13%. Rotenone  bị phân hủy nhanh trong đất và nước từ 1 đến 3 ngày và chịu tác động bởi nhiệt độ cao.

Tác dụng

+Tác dụng đối với gia súc và người: Dùng rễ cây thuốc cá làm thuốc tẩy giun. Bên cạnh đó, còn dùng chữa bệnh ghẻ dưới dạng thuốc mỡ. Ở một số vùng, người ta dùng dây thuốc cá tươi quấn lại thành vòng và treo trêm sừng của những con trâu bị dòi hay ký sinh trùng ký sinh. Khi nghe mùi thuốc, dòi tự đi.

+Tác dụng đối với cá: Sử dụng một ít rễ cây duốc cá đem giã nhỏ và thảo bột vào nước. Sau khoảng vài giờ, cá bị chất rotenon có trong thuốc gây tê và nghẹt thở. Sau đó, bắt cá bỏ vào trong nước sạch, cá sẽ sống lại. 

+Tác dụng trừ côn trùng: Dùng dây duốc cá tiêu diệt côn trùng như mối, gián, mọt và mối. Đối với những loại sâu bọ có vỏ cứng nên dùng thuốc có liều gấp hai và ba.

Công dụng

Dây thuốc cá gồm có các công dụng sau: Đối với người, ta dùng rễ dây thuốc cá làm thuốc tẩy giun, nhưng rễ duốc cá cũng ít dùng so với các loại thuốc giun khác vì có độc tính nên hiện nay không còn được sử dụng nữa.

Cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng, lấy nước thuốc hòa tan 250gram xà phòng rồi thêm lượng nước cho đủ 100 lít. Sau đó cho thuốc vào bình bơm và bơm lên những nơi có côn trùng và sâu bọ ở nhà, vườn rau,…

Đây thuốc cá không gây độc với người theo đường uống nhưng có thể gây chết khi dùng dưới dạng tiêm mạch máu. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng dược liệu này tẩy giun. Để đảm bảo an toàn cả về sức khỏe và tính mạng, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

Thất diệp nhất chi hoa là một dược liệu được sử dụng rất lâu đời, biết đến với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị trong trường hợp bị rắn độc hay côn trùng cắn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn thường được sử dụng để trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú, nhất là ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu loại thảo dược này trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thất diệp nhất chi hoa, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
BẠCH TRUẬT

BẠCH TRUẬT

Bạch truật, hay còn được biết đến với những tên gọi: Truật, sinh bạch truật, sơn khương, sơn liên, mã kế, dương phu, phu kế, sơn tinh, ngật lực già, thổ sao bạch truật, đông truật,... Bạch truật là vị thuốc đông y được dùng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc cải thiện tiêu hóa cũng như làm đẹp. Vị thuốc Bạch truật được sử dụng từ hàng ngàn năm trước và đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện thêm nhiều công dụng mới của bạch truật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỎ QUẠ

MỎ QUẠ

Mỏ quạ là 1 loài cây mọc dại thường được sử dụng làm hàng rào dành cho nhiều ngôi nhà ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của dân gian thì loại cây này cũng là 1 vị thuốc được sử dụng từ lâu.
administrator
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
DIÊM SINH

DIÊM SINH

Diêm sinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nha, lưu hoàng, oải lưu hoàng, thạch lưu hoàng. Diêm sinh (Lưu hoàng) không chỉ là khoáng vật tự nhiên được khai thác dung trong các ngành công nghiệp mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator