CÂY DUNG

Chè dung là một loại thảo dược được sử dụng để pha uống như lá trà, chè xanh.Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY DUNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây dung, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chè dung, chè lang, chè dại, duối gia, dung lá trà, dung lượt, du đất, dung sạn.

Cây dung là cây nhỡ hay cây gỗ to cao 1,5-2m, có thể cao đến 8-9m. Thân cành mọc ngang, hình trụ, vỏ màu xám. 

Lá mọc so le, dày và dai, hình bầu dục hoặc thuôn, dài 8-18cm, rộng 3,5-6cm, gốc tù hoặc tròn, đầu thuôn dài hình mũi nhọn, mép có răng cưa, khi non có lông, sau phấn; gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 1-2cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùy bông, phân nhánh từ gốc, dài 7-9cm; hoa nhiều, màu trắng, vàng hoặc lục rất thơm; lá bắc hình tam giác rộng, dài nhẵn có ống chia 5 răng, tràng 5 cánh hẹp, rời nhau; nhị 40-50 màu trắng, không bằng nhau; bầu 3 ô.

Quả hình cầu, có cạnh, đường kính 6mm, màu hồng, có đài tồn tại ở đỉnh, hạt 1-3.

Cây ra hoa vào tháng 2 đến tháng 12, kết quả vào tháng 3 đến tháng 5.

Cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh (sau khi đã bị khai thác hết cây gỗ lớn) hoặc ở ven rừng nguyên sinh. Đôi khi cây còn sót lại ở bờ nương rẫy. Cây dung thường mọc chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Ngoài ra, có thể tìm thấy loại cây gỗ nhỏ này ở các tỉnh vùng Tây Nguyên. Còn ở các nước khác, chè dung phân bố nhiều ở Lào, Ấn Độ, Campuchia và Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây, vỏ rễ, lá được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cây có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái xong đối với lá cần rửa sạch rồi đêm phơi hoặc sấy khô. Còn đối với rễ và vỏ cây phải được bóc vỏ để phơi hoặc sấy khô. Vỏ mềm, dễ gãy vụn, màu vàng hay nâu nhạt, cắt ngang, có lớp màu đỏ ở giữa.

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và mối mọt.

Thành phần hóa học

Lá cây dung chứa nhiều hoạt chất giảm đau saponin và các thành phần khác như steroid, tanin và terpen. Thân cây chứa glucosid-3-monogluco furanosid và vỏ thân chứa 1 glycosid. Hoạt chấy này nếu đem thủy phân sẽ cho pelargonidin và D-glucose.

Trong vỏ cây có sắc tố màu đỏ, chứa 3 alkaloid là loturin, coloturin, loturidin.

Trong cây dung còn chứa glucosid-3-monoglucofuranosid của 7 – O – methylleucopelargonidin.

Tác dụng

+Cao chiết với cồn 50 độ của cây dung trừ rễ có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và làm giảm thân nhiệt ở chuột nhắt trắng.

+Một phân đoạn kết tinh từ vỏ cây dung ức chế sự phát triển các vi khuẩn Straphylococcus aureus, Escherichia coli, các nhóm vi khuẩn ruột và lỵ, và làm giảm tần số và cường độ co bóp in vitro của tử cung mang thai và không mang thai của một số loài động vật.

+Một phân đoạn khác chiết từ vỏ cây dung, ngoài tác dụng trên tử cung, còn có tác dụng chống co thắt trên những phần khác nhau của đường dạ dày ruột và có thể bị đối kháng bởi atropin.

+Nước sắc lá dung có tác dụng ức chế trực khuẩn gram-âm và tụ cầu khuẩn được áp dụng thử nghiệm điều trị bỏng, đã làm lành các vết bỏng nhiểm khuẩn, làm vết bỏng khô, không có mùi, chóng lên da non.

+Tác dụng kích thích ăn uống và giúp tiêu hóa tốt hơn.

+Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa cho cơ thể.

+Tác dụng tiêu mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

+Giảm tình trạng đau nhức xương khớp.

+Tác dụng hoạt huyết, giảm đau đầu, điều hòa kinh nguyệt.

+tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tăng cường khả năng của hệ bài tiết.

Công dụng

Rễ dung có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu khát, giảm đau, làm săn. Lá dung có vị chua, ngọt, có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa đau bụng, tiêu chảy và còn có nhiều công dụng sau đây:

+Điều trị phụ nữ khi sau sinh bị ứ máu tử cung gây đau bụng.

+Giải cảm sốt, giải khát, chữa rốt rét cơn, đau lưng gối.

+Điều trị bệnh về da đầu.

+Điều trị đau dạ dày.

+Điều trị vết thương bệnh ngoài da.

+Điều trị các chứng bệnh tiêu hóa kém, đau bụng tiêu hóa, đi vệ sinh phân lỏng.

+Điều trị bỏng.

Liều dùng

Cây dung sử dụng rất đơn giản, chỉ cần hãm với nước nóng từ 10 – 15 phút là có thể uống. Về liều lượng dùng, mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 30 gram. Tuyệt đối không dùng quá nhiều để tránh tác dụng phụ.

Lưu ý khi sử dụng

Nên sử dụng nước hãm chè trong ngày tránh việc để qua đêm sẽ không tốt đến hệ tiêu hóa

Tuyệt đối không dùng quá nhiều để tránh tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
YẾN SÀO

YẾN SÀO

Yến sào, hay còn gọi là tổ Yến, là một trong những nguyên liệu quý hiếm được sử dụng rộng rãi trong y học. Tổ Yến là sản phẩm của chim Yến, được xem là loại chim có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp châu Á và được nuôi trồng nhân tạo để thu hoạch tổ Yến. Với thành phần hóa học đặc biệt và nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tổ Yến đã trở thành một sản phẩm được săn đón và ưa chuộng trên thị trường.
administrator
MỘC THÔNG

MỘC THÔNG

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng và chóng mặt của khoa học cũng như y học, rất nhiều những vị thuốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh những tác động có lợi với sức khỏe. Với sự phát triển đó, có một loại dược liệu đã chứng minh được những tác dụng tuyệt vời đó chính là vị thuốc Mộc thông.
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
TAM THẤT NAM

TAM THẤT NAM

Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator