MẪU ĐƠN BÌ

Từ lâu Mẫu đơn bì đã được xem như một loại dược liệu rất tốt sử dụng trong hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của người phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, các bệnh sau sinh,… Đến hiện nay, Mẫu đơn bì đã được nghiên cứu nhiều hơn về những công dụng tuyệt vời của nó và ngày càng được sử dụng rộng rãi.

daydreaming distracted girl in class

MẪU ĐƠN BÌ

Giới thiệu về dược liệu Mẫu đơn bì

Từ lâu Mẫu đơn bì đã được xem như một loại dược liệu rất tốt sử dụng trong hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của người phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, các bệnh sau sinh,… Đến hiện nay, Mẫu đơn bì đã được nghiên cứu nhiều hơn về những công dụng tuyệt vời của nó và ngày càng được sử dụng rộng rãi.

- Tên khoa học: Cortex Paeoniae suffuticosae hay Cortex Moutan

- Họ khoa học: Ranunculaceae (họ Mao lương).

- Tên gọi khác: Đơn bì, Đan bì, Mẫu đơn căn bì, Bách lượng kim, Lộc cửu, Phấn đơn bì, Phú quý hoa, Mộc thược dược, Hoa vương, Thiên hương quốc sắc,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Mẫu đơn bì

- Đặc điểm thực vật:

  • Cây mẫu đơn được xem là một loại thuốc quý. Mẫu đơn là cây thân gỗ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây có thể đạt chiều cao lên đến khoảng 1 – 2 m. 

  • Lá cây Mẫu đơn mọc so le, thông thường chia thành 3 lá chét, lá chét ở giữa lại chia thành 3 thùy. Mặt trên lá có màu xanh lục đậm hay nhạt tùy theo tuổi cây và mặt dưới lá thì có màu trắng nhạt & có lông. 

  • Hoa Mẫu đơn là hoa đơn, to và mọc ở đầu cành. Hoa có màu tím đỏ hoặc trắng, đường kính hoa khoảng 15 – 20 cm và có mùi thơm giống mùi của hoa Hồng. Hoa thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 và ra quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 tại các nước Châu Âu và Trung Quốc.

  • Rễ cây phát triển thành củ.

- Phân bố dược liệu: Mẫu đơn thường được trồng ở các khu vực có nhiều nắng, vị trí địa lý cao và có khí hậu mát. Cây Mẫu đơn thường được thấy nhiều trên các sườn núi dốc, lớp đất dày hay trên đất cát pha nhiều màu. Cây Mẫu đơn được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm và thường được trồng khá nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Lào Cai (thành phố Sa Pa),…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng vỏ rễ để làm thuốc.

- Thu hái: thu từ những cây có tuổi thọ hơn 3 năm tuổi, nên thu hoạch rễ vào khoảng tháng 7 đến tháng 11. Tốt nhất nên thu hoạch vào mùa thu vì khi đó dược liệu sẽ có chất lượng và có năng suất cao.

- Chế biến: rễ Mẫu đơn sau khi được thu  về thì đem đi rửa sạch để loại bỏ đất, cát và các tạp chất khác, tiếp đến loại bỏ rễ tơ rồi cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài của các rễ chọn dùng. Sử dụng dao rạch 1 đường thẳng theo chiều dọc phần rễ và bỏ phần lõi chỉ lấy phần vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ có chiều dài khoảng 15 – 17 cm thì đem đi phơi khô hoặc sấy khô.

- Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng và ở nơi thoáng mát. Cần bảo quản dược liệu trong hộp kín hoặc chai thủy tinh kín vì vỏ rễ rất giòn nên sẽ dễ bị vỡ vụn. Lưu ý nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học của Mẫu đơn bì

Vỏ rễ cây Mẫu đơn có chứa các chất thành phần hóa học như: paenola, glucose, các alkaloid, saponin, các chất thuộc nhóm anthocyanin, phytosterol, acid benzoic, acetophenol, các tinh dầu,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Mẫu đơn bì theo Y học hiện đại

Trong y học hiện đại, dược liệu Mẫu đơn bì có các tác dụng:

- Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, trực khuẩn thương hàn, đại tràng, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.

- Ức chế trực khuẩn bạch hầu.

- Giảm đau, giải nhiệt.

- Tiêu diệt các gốc tự do.

- Chống tăng sinh khối u với các tế bào ung thư biểu mô tuyến vú, ung thư ruột kết, ung thư gan, dạ dày và thực quản.

- An thần, chống co giật, ức chế trung khu thần kinh.

- Hạ huyết áp.

Vị thuốc Mẫu đơn bì trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn.

- Quy kinh: vào Tâm, Can, Thận và Tâm bào.

- Công năng: thanh huyết nhiệt, tán huyết ứ.

- Chủ trị: nhiệt nhập dinh huyết, sốt về chiều, phát ban da, rối loạn kinh nguyệt, huyết hư, mụn nhọt, vết thương hở, trường ung, thổ huyết,…

Cách dùng – Liều dùng Mẫu đơn bì

- Cách dùng: sử dụng dược liệu dưới dạng bột mịn dùng cùng với rượu nóng hoặc sắc thuốc cho cô đặc rồi lấy nước uống. Nên uống thuốc khi còn nóng và nếu nguội nên hâm lại thuốc trước khi uống.

- Liều dùng: sử dụng từ 8 – 20 g vị thuốc Mẫu đơn bì cho 1 lần uống. 

Một số bài thuốc có vị thuốc Mẫu đơn bì

- Bài thuốc trị dịch hoàn xệ, hoặc căng lên khiến cử động không được: sử dụng Mẫu đơn bì và Phòng phong với lượng bằng nhau, tiếp đến đem 2 vị thuốc này đi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 8 g cùng với rượu ấm.

- Bài thuốc trị vùng hạ bộ lở loét, đã lõm một lỗ sâu: sử dụng 4 g Mẫu đơn bì đem tán thành bột mịn và sắc thuốc uống  3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc trị viêm ruột thừa cấp, trường ung: sử dụng Mẫu đơn bì, Đông quỳ tử, Mang tiêu, Đào nhân & Đại hoàng với lượng bằng nhau, các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống hằng ngày.

- Bài thuốc giải các loại ngộ độc do ăn thịt động vật: sử dụng Mẫu đơn bì đem tán thành bột mịn và uống 3 lần mỗi ngày (sáng, chiều & tối) sử dụng 4 g mỗi lần uống.

- Bài thuốc trị những vết thương do chấn thương, té ngã hoặc tụ máu gây đau nhức: sử dụng 12 g Mẫu đơn bì, 12 g Cốt toái bổ, 12 g Đương quy, 12 g Xích thược, 12 g Sinh địa, 12 g Tục địa, 8 g Nhũ hương, 8 g Một dược và 6 g Xuyên khung. Các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn để sử dụng hoặc có thể sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị cao huyết áp, xơ cứng động mạch: sử dụng khoảng 10 – 12 g Mẫu đơn bì, 20 – 40 g Thạch quyết minh, Kê huyết đằng & Kim ngân mỗi vị 20 g, Cúc hoa & Bội lan 12 g mỗi vị. Các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống & uống trong ngày.

- Bài thuốc trị thương hàn nhiệt độc gây nên mụn nhọt: sử dụng Mẫu đơn bì, Hoàng cầm, Sơn chi tử nhân, Đại hoàng, Ma hoàng, Mộc hương với lượng bằng nhau. Các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc chung với nước để lấy nước và uống hằng ngày.

- Bài thuốc trị ứ huyết: sử dụng 80 g Mẫu đơn bì, 21 con Manh trùng, 2 nguyên liệu này đem đi sao và tán thành bột mịn. Sử dụng 4 g mỗi ngày cùng với rượu nóng, tốt nhất sử dụng vào các buổi sáng sớm.

- Bài thuốc trị kinh nguyệt đến sớm, kinh nguyệt đen có ứ huyết, ra nhiều: sử dụng 12 g Mẫu đơn bì, 12 g Địa cốt bì, 12 g Bạch thược, 12 g Thanh hao, 12 g Phục linh, 16 g Thục địa và 8 g Hoàng bá sắc thuốc uống và nên dùng khi thuốc còn nóng.

- Bài thuốc trị âm hư huyết nhiệt, sốt nửa đêm, nóng từ trong xương: sử dụng Mẫu đơn bì, Thục địa, Hoài sơn, Phục linh, Hoàng bá & Tri mẫu với lượng bằng nhau rồi đem đi sắc thuốc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị âm hư, hư nhiệt, bệnh nhiễm đang giai đoạn phục hồi hay bệnh nhiễm sốt kéo dài: sử dụng Mẫu đơn bì và Sinh địa mỗi vị 16 g, 20 g Miết giáp, 8 g Thanh hao & 8 g Tri mẫu. Các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng Mẫu đơn bì

- Chống chỉ định cho những người dị ứng với 1 hoặc 1 vài thành phần có trong Mẫu đơn bì hoặc các dược liệu khác trong các bài thuốc.

- Không sử dụng Mẫu đơn bì cho phụ nữ có thai vì có thể có tác động đến thai nhi hoặc đối với những phụ nữ có kinh nguyệt nhiều.

- Những người bị âm hư thường bị đổ mồ hôi thì không được sử dụng dược liệu Mẫu đơn bì

- Dược liệu Mẫu đơn bì kiêng kỵ sử dụng cùng với 1 vài vị thuốc khác như Bối mẫu, Đại hoàng, Thỏ ty tử & Tỏi.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẬU ĐỎ

ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỒNG TƠI

MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.
administrator
NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.
administrator
RƯỢU BA KÍCH

RƯỢU BA KÍCH

Theo Y học cổ truyền, rượu ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích khí, mạnh gân cốt, trừ phong thấp,…
administrator
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator