Chu sa là một khoáng chất bột màu nâu hoặc nâu đỏ ở nhiều hình dạng khác nhau như bột, khối, sợi hoặc mảnh nhưng nhiều nhất ở dạng bột, còn thần sa thường ở dạng khối. Chu sa là một dược liệu quý, có vị ngọt, hơi lạnh, tính bình, thanh nhiệt, có tác dụng chữa co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da,…

daydreaming distracted girl in class

CHU SA

Giới thiệu về dược liệu 

  • Chu sa là một khoáng chất bột màu nâu hoặc nâu đỏ ở nhiều hình dạng khác nhau như bột, khối, sợi hoặc mảnh nhưng nhiều nhất ở dạng bột, còn thần sa thường ở dạng khối. Chu sa là một dược liệu quý, có vị ngọt, hơi lạnh, tính bình, thanh nhiệt, có tác dụng chữa co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da,…

  • Tên thường gọi: Chu sa.

  • Tên gọi khác: Châu sa, Thần sa, Đơn sa.

  • Tên khoa học: Cinnabaris.

  • Họ: Cinnabaris.

Chu sa là một loại dược liệu có tác dụng trong điều trị co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Chu sa và thần sa là những dược liệu thông dụng, hiện nay hầu hết được liệu nhập từ Trung Quốc. Đây là một loại khoáng sản tự nhiên phân bố ở nhiều tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, Hà Bắc, Hồ Nam, Liêu Ninh, Quý Châu,… 

Thành phần hóa học 

  • Thành phần chủ yếu của chu sa hay thần sa gồm nguyên chất có Hg (Thủy Ngân) 86,2%, S (Sunfua) 13,8% và lẫn một số tạp chất hữu cơ khác. Khi cho vào ống nghiệm đun nóng sẽ cho HgS có màu đen, SO2 bốc lên và thuỷ ngân bám vào thành ống. 

                  PTHH:  HgS + O2 -> SO2 + Hg

  • Trước năm 1963, chưa ai xác định được rõ những thành phần hoạt chất của chu sa hay thần sa vì Sunfua thuỷ ngân không tan trong nước. Năm 1963, Hoàng Như Tố và Phạm Hải Tùng (Trường đại học dược khoa Hà Nội) đã tách được bằng sắc ký một hợp chất chưa xác định rõ nhưng có tác dụng dược lý giống thần sa. Cùng năm đó, Đàm Trung Bảo (Trường đại học dược khoa Hà Nội) chiết được dưới dạng tinh khiết và xác định là selenua thủy ngân, selenua thủy ngân chế bằng cách này có tác dụng của thần sa. Một năm sau đó, Đàm Trung Bảo lấy bụi táng ở đáy bể đựng axit sunfuric ở nhà máy supelân Lâm Thao (Việt Nam) và ở đất quanh đó rồi chiết lấy selen với tỉ lệ 6 đến 9% rồi chế thành selenua thủy ngân, selenua thủy ngân chế bằng cách này cũng có tác dụng giống hệt như selenua thủy ngân chế từ thần sa.

  • Tỷ lệ selenua thủy ngân trong thần sa khoảng 2,5 - 3%, còn trong chu sa chỉ có rất ít, khoảng 2%. Nếu chỉ tính riêng selen thì trong thần sa có chừng 3,5 đến 4,5%, còn trong chu sa rất thấp, chỉ có lượng vết.

Tác dụng - Công dụng 

Dược liệu chu sa trong Y Học Cổ Truyền được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, có công dụng an thần, trấn tĩnh. Trong Y Học Hiện Đại, muối sulfua thủy ngân hầu như không được dùng để làm thuốc nhưng trước kia có dùng điều trị giang mai (thường ở dạng mỡ bôi ngoài, không uống).

Năm 1962, Ngô Ứng Long (Trường Quân y Việt Nam) đã thí nghiệm thấy dịch chiết từ chu sa. Kết quả không có dấu vết thủy ngân nhưng lại có tác dụng tương tự như Chu sa.

Năm 1964, Hoàng Tích Huyền (Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội) thí nghiệm các muối selenua natri, kali, muối selenit và muối selenua thuỷ ngân được tổng hợp bởi Đàm Trung Bảo từ selen trong chu sa, thần sa, bụi và đất quanh nhà máy supe lân Lâm Thao, sau đó đưa ra những kết luận:

  • Selen natri, kali, muối selenit và selenat rất độc nên không thể làm thuốc được.

  • Muối HgSe ở dạng keo tồn tại trong chu sa, thần sa, hoặc được tổng hợp nhân tạo, rất ít độc và có những tính chất sau:

- Tác dụng an thần rất mạnh, chống co giật và hầu như mạnh hơn hẳn các loại thuốc an thần thường dùng như bromua,… Tác động lên vỏ não, không làm thay đổi nhịp tim và không chống nôn mửa do apomorphin.

- Kéo dài giấc ngủ do các bacbituric lên 2 đến 3 lần 

- Kéo dài thời gian mê do pentothal cũng 2 đến 3 lần. Một số hợp chất selen cũng được dùng với công dụng gần giống chu sa, thần sa.

- Ở Ba Lan và Nhật Bản dùng loại selenosemicabazon chữa lao, chống vi khuẩn.

- Hợp chất selemecaptopurin cũng dùng chống sự phát triển tế bào.

- Một số hợp chất hữu cơ của selen (Anh, Ấn Độ) được dùng làm thuốc an thần.

- Các nhà nghiên cứu Liên Xô thí nghiệm thấy hợp chất selen có tác dụng diệt nấm, chữa

một số bệnh ngoài da. 

Cách dùng - Liều dùng 

Sau khi khai thác chu sa từ tự nhiên, có thể bào chế bằng một số cách như:

Cách 1

Lấy tất cả kim loại ra khỏi chu sa bằng nam châm rồi cho vào cối xay cùng với nước. 

Sau khi xay xong, cho thêm nước và khuấy vài lần cho đến khi bột mịn hoàn toàn. Để yên nước trong chậu trong vài giờ đến khi chu sa chìm xuống đáy.

Sau khi chu sa chìm xuống đáy, đổ nước ra ngoài rồi đậy vung bằng giấy và để khô hoàn toàn.

Cách 2

Dùng chày sứ nghiền chu sa với nước cất trong cối sứ cho đến khi bột lắng xuống thì lấy nước phần nước có màu đỏ để riêng ra. 

Lặp lại vài lần cho đến khi nước không còn màu đỏ mà chỉ còn màu đen rồi bỏ đi. 

Nước màu đỏ thu được để lắng trong vài giờ, bỏ phần nước trong ở bên trên rồi thu lấy bột mịn màu đỏ và phơi cho đến khi bột khô hẳn.

Liều dùng: 

Khoảng 0,3 – 1,5g mỗi ngày

Lưu ý

  • Chu sa, thân sa phải dùng sống tuyệt đối, không được nấu hoặc dùng lửa. Khi dùng lửa, nhiệt sẽ biến thành thủy ngân, dễ bay hơi và độc hại. Dùng nhiều khiến bệnh nhân trở nên mất trí, không tỉnh táo.

  • Không khuyến khích sử dụng trong thời gian dài.

  • Những người có chức năng gan, thận kém cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Thành phần chính của chu sa hay thần sa là thủy ngân sulfua và có tác dụng an thần, trấn tĩnh trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc có độc tính cao nên không sử dụng một cách tùy tiện. Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOA CAM

TINH DẦU HOA CAM

Tinh dầu hoa cam, là thành phần được chiết xuất từ cây cam chua (hoặc cam đắng), được nền Y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời. Hiện nay, tinh dầu này đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm phục vụ sức khỏe của con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về tinh dầu hoa cam và những công dụng của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa cam và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
LÁ VỐI

LÁ VỐI

Với tên gọi khoa học là Cleistocalyx operculatus, là một loại cây thường được sử dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Với tính năng làm giảm viêm, chống oxi hóa và kháng khuẩn, Vối đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề tiêu hóa đến các vấn đề về hô hấp và da. Cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vối trong y học.
administrator
CỦ NÉN

CỦ NÉN

Củ nén, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hành tăm, hành nén, nén. Củ nén là loại gia vị đặc trưng, xuất hiện rộng rãi và quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, của người dân Việt Nam. Không chỉ phong phú về thành phần dinh dưỡng mà loài thực vật này còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY ĐƯỚC

CÂY ĐƯỚC

Cây đước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trang, vẹt, sú, đước bợp, đước xanh. Cây đước là một loại thực vật rất quen thuộc ở vùng rừng ngâp mặn. Từ lâu loại cây này đã được biết đến với tên gọi vệ sĩ bờ biển. Tuy nhiên, ngoài tác dụng về mặt sinh thái thì loại cây này còn chứa nhiều thành phần có dược tính tốt và có thể được sử dụng với mục đích chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
LÁ LỐT

LÁ LỐT

Lá lốt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tất bát. Ở Việt Nam, lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Công dụng của cây lá lốt được phát huy hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt và xương khớp. Tuy nhiên, nếu dùng quá mức sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator