CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…

daydreaming distracted girl in class

CÂY CẢI TRỜI

Giới thiệu về dược liệu 

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…

  • Tên thường gọi: Cải trời

  • Tên gọi khác: Cải ma, Kim đầu tuyến, Cỏ hôi, Hạ khô thảo nam,…

  • Tên khoa học: Blumea lacera (Burm.f.) DC.

  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Cải trời là một trong những loại dược liệu chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Đặc điểm nhận dạng

Cây cải trời là cây thảo, cao 30 – 100 cm, phân cành ít hoặc nhiều. Đây là cây ưa sáng, mọc nhanh, có thể chịu được khô hạn vào thời kỳ có hoa quả.

Thân có màu lục hoặc tím đỏ, có rãnh khía, lông dày. 

Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc bầu dục, có lông mềm màu trắng bao phủ lá. 

Hoa mọc thành cụm, cụm hoa màu vàng ở ngọn, có nhánh dài, có lông dính; hoa đầu có 

bao chung gồm 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tính.

Quả bế hình trụ, dài 1mm, có 10 sống dọc, có lông thưa ở ngọn. 

Mùa hoa quả: Tháng 3-6.

Phân bố

Cải trời là một loài cỏ dại, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, sau lan ra khắp các khu vực lân cận khác: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Dương, Trung Quốc và Australia. 

Ở Việt Nam, cây phân bố khắp các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m), trung du và đồng bằng.

Bộ phận dùng

Toàn bộ các bộ phận cây cải trời có thể dùng làm dược liệu.

Thu hái, chế biến

Cải trời mọc từ hạt thường thấy vào giữa mùa xuân; sinh trưởng mạnh trong mùa hè, ra hoa quả vào giữa mùa thu, sau đó tàn lụi.

Thu hái vào mùa xuân, hè, chặt nhỏ phơi khô.

Thành phần hóa học 

Hai glycosid có trong toàn cây: 19α – hydroxy – urs – 12 – en – 24, 28 – dioat – 3- 0- β- D- xylopyranosid và 2 – isopropyl – 5 – isoprenyl phenol – 4- 0- β- D- xylopyranosid 

Tinh dầu chứa cineol, fenchone, citral. Tinh dầu của lá có thành phần chính là thymoquinol dimethyl ete, β-caryophyllene, α-humulene và E-β-farnesene.

Vỏ rễ chứa triterpenes và sterol.

Lá cải trời chứa flavonoid: 5 – hydroxy – 3, 6, 7, 3′, 4′ – pentamethoxyflavon, 5, 3′, 4′ – trihydroxy – 3, 6, 7 – trimethoxy fia von và một ít hợp chất flavon khác. 

Phần trên mặt đất có campestrol. Chiết xuất etanolic của các bộ phận trên mặt đất tạo ra hentriacontane, hentriacontanol, α-amyrin, lupeol và ß-sitosterol.

Tác dụng - Công dụng 

Cải trời là dược liệu có tác dụng điều trị một số bệnh lý như:

  • Hạ sốt, ho gà, cầm máu, hen suyễn, mất ngủ, bồn chồn; nhức mỏi cơ, khớp, giảm đau, mụn nhọt, lở loét, vết thương có máu,...

  • Dùng làm thuốc lợi tiểu

  • Se khít lỗ chân lông

  • Tẩy giun sán, giun chỉ, nấm da đầu.

  • Tinh dầu giúp giảm đau, hạ nhiệt, an thần, làm dịu, thư giãn

  • Chống bệnh bạch cầu, kháng khuẩn, chống viêm.

  • Bệnh vẩy nến

  • Viêm tắc tĩnh mạch chi

  • Thủy đậu ở trẻ em

  • Viêm âm đạo ở phụ nữ

  • Các vấn đề về đường tiết niệu.

  • Bộ phận sinh dục bị sưng ở nam giới.

  • Là chất thay thế thuốc phiện trong các chế phẩm ho.

  • Dầu từ hạt được sử dụng điều trị xơ vữa động mạch .

  • Dầu từ hạt thay thế cho dầu mầm lúa mì.

  • Theo y học cổ truyền Ấn Độ, cải trời giúp thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, tiêu hóa, tẩy giun sán, thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu, khử độc tố và chất kích thích.

  • Ở Uttar Pradesh, Ấn Độ, nước ép lá tươi dùng hai lần mỗi ngày trong một tuần để trị giun chỉ.

  • Ở Malaysia, tinh dầu thơm dùng để xua đuổi sâu bọ.

  • Ở Philippines, nước sắc hoa tươi dùng trước bữa ăn để chữa bệnh viêm phế quản (30g trong 1 lít nước, sắc đến khi lượng nước rút còn một nửa).

Cách dùng - Liều dùng 

  • Thuỷ đậu ở trẻ em

Dược liệu: 20g bồ công anh, 20g thổ phục linh, 20g cải trời, 20g cam thảo nam, 20g sài đất. 

Đem các dược liệu trên sắc với nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần mỗi ngày.

  • Chữa mụn nhọt, lở ngứa, vết thương chảy máu

Dùng cải trời thay hạ khô thảo, ngày 20 – 30g sắc uống và giã tươi đắp ngoài.

  • Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi

Dược liệu: 12g cải trời, 15g kim ngân hoa, 12g ngưu tất, 15g phù bình, 8g cam thảo, 15g thổ phục linh, 12g tang ký sinh, 12g huyền sâm, 12g thạch hộc, 12g cốt toái bổ, 10g tỳ giải, 12g đương quy, 12g độc hoạt. 

Đem các dược liệu sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần mỗi ngày. 

  • Chữa bạch đới, viêm âm đạo, thấp nhiệt, chân lở sưng đau

Dược liệu: 30g cải trời, 15g dây kim ngân hoa, 15g hy thiêm, 15g mộc thông, 15g huyết dụ.

Đem sắc nước uống các dược liệu trên.

  • Chữa lao hạch, loại hạch rắn, hạch bã đậu, hạch rò mủ: 

Dược liệu: 20g cải trời 20g, 10g xạ can, sắc uống.

Sử dụng trong ngày, liên tục trong nhiều tháng. 

Nếu có rò mủ, đắp cao lá mỏ quạ tại chỗ, ngày một lần.

  • Bệnh vẩy nến

Dược liệu: 80 – 120g hạ khô thảo nam, 40 - 80g thổ phục linh. 

Đem sắc với 500ml nước trong 3 giờ ở nồi hấp, đến khi nước rút còn 300 ml. 

Sử dụng trong ngày, mỗi ngày uống 3-4 lần.

  • Một số người sử dụng mủ cải trời trực tiếp lên da để diệt vi khuẩn.

  • Nước sắc lá dùng tẩy giun sán, đặc biệt trong các trường hợp giun chỉ, nấm da đầu. Nước sắc của lá, trộn với hạt tiêu đen, cầm máu.

Lưu ý

Không dùng cây cải trời cùng lúc với các loại thuốc an thần.

Tránh sử dụng cây cải trời với số lượng lớn vì có thể gây khó thở, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, mắt mờ, chóng mặt,… Thậm chí có thể tử vong.

Tránh nhầm lẫn cây cải trời với vị thuốc hạ khô thảo.

Không tự ý chế biến thuốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm?
CÂY CHÀM

CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
CỎ GÀ

CỎ GÀ

Cỏ gà (cỏ chỉ) có tác dụng chữa ho khan, ho gà và ho có đờm. Ngoài ra vị thuốc này còn được kết hợp với các dược liệu khác để chữa chứng bệnh trĩ, phong thấp, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và sỏi đường tiết niệu.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator