MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.

daydreaming distracted girl in class

MỘC NHĨ

Giới thiệu về dược liệu Mộc nhĩ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh. Do đó, Mộc nhĩ cũng là một vị thuốc trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.

- Tên khoa học: Auricularia auricula (L.) Underw.

- Họ khoa học: Auriculariaceae (họ Mộc nhĩ).

- Tên gọi khác: Mộc nhĩ đen, Nấm mèo, Nấm tai mèo, Hắc mộc nhĩ, Mộc nhu, Mộc nga, Vân nhĩ, Mộc tung,…

Đặc điểm thực vật và phân bố của dược liệu Mộc nhĩ

- Đặc điểm thực vật:

  • Mộc nhĩ hay Nấm mèo là một loại nấm phát triển trên các thân cây, cành cây hoặc thân gỗ mục của nhiều loại cây khác nhau. Mặt trên của Mộc nhĩ nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu nhạt. Mô nấm chứa chất keo và mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn, được phủ một lớp phấn trắng do các bào tử nấm được phóng thích ra khi nấm trưởng thành. Mộc nhĩ lúc đầu có hình giống cái chén, sau đó biến dạng dần thành hình lá quăn hoặc hình giống cái tai.

  • Cơ quản sinh sản của Mộc nhĩ là các đảm đa bào có hình chùy, nó nằm sâu bên trong chất keo trong mô nấm. Mỗi nấm có chứa 1 bào tử có cuống nhỏ, phát triển ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy đến bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ có một bào tử đảm. Phần thịt của Mộc nhĩ có độ dày khoảng 1 mm đến 3 mm.

- Phân bố: 

  • Mộc nhĩ phân bố nhiều ở các khu vực ôn đới và cận nhiệt đới trên cả thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở các nước thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Châu Đại Dương, Nam Mỹ và châu Phi.

  • Tại Việt Nam, Mộc nhĩ thường được trồng để thu hoạch làm thực phẩn cũng như dùng để làm thuốc.

  • Mộc nhĩ được cho là có chất lượng tốt nhất thường mọc trên các cây như cây Hòe, Dướng, Đậu, Mít, Ruối, Sắn, So đũa, Sung,… Bên cạnh việc thu hái Mộc nhĩ ngoài tự nhiên, có thể thu hoạch Mộc nhĩ được trồng trên thân các loại cây như Mít, Sắn & So đũa để làm dược liệu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Nấm mèo thường được thu hái chủ yếu vào mùa hè & mùa thu. Sau khi thu hái thì đem đi rửa sạch, cắt bỏ đất đá và các phần không cần thiết dính vào giá thể nấm rồi mang đi phơi khô.

Bảo quản: dược liệu cần phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có độ ẩm cao để Mộc nhĩ không bị mốc. Nên bảo quản trong túi nilon hoặc hộp đậy kín.

Thành phần hóa học của Mộc nhĩ

100 g Mộc nhĩ khô có chứa các thành phần hóa học chủ yếu và hàm lượng cụ thể như sau:

- Năng lượng: 293,1 kcal.

- Protein: 10,6g.

- Lipid: 0,2 g.

- Các loại đường: 65 g.

- Sắt: 185 mg.

- Calci: 375 mg.

- Phosphor: 201 mg.

- Carotene: 0,03%.

- Tro: 5,8 g.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Mộc nhĩ theo Y học hiện đại

Mộc nhĩ có những tác dụng tuyệt vời sau:

- Chống oxy hóa.

- Hạ đường huyết.

- Hỗ trợ giảm lipid huyết.

- Giúp phòng ngừa ung thư.

- Công dụng kháng viêm.

- Hỗ trợ chống huyết khối.

- Bảo vệ hệ tim mạch.

Vị thuốc Mộc nhĩ trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt nhẹ, tính bình.

- Quy kinh: vào Vị và Đại trường.

- Công năng: làm mát huyết, dưỡng huyết, cầm máu, thông kinh mạch, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm,..

- Chủ trị: 

  • Trị trường phong, tiểu ra máu, băng huyết, lỵ ra máu, chảy máu âm ỉ, chữa chứng lở loét.

  • Trị thiếu máu, khái huyết, trị xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu tử cung, tăng huyết áp, chứng táo bón.

  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.

  • Hỗ trợ điều trị lỵ do nhiệt tà, đau răng hoặc đi ra máu do trĩ.

Cách dùng – Liều dùng Mộc nhĩ

- Cách dùng: Mộc nhĩ có thể được nghiền ra để uống hoặc có thể sắc thuốc để uống, có thể dùng đơn độc 1 mình hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Bên cạnh đó, Mộc nhĩ còn có thể được sử dụng như 1 loại thực phẩm, 1 loại gia vị cực kỳ phổ biến.

- Liều dùng: liều lượng sử dụng khuyến cáo mỗi ngày khoảng từ 30 – 100 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mộc nhĩ

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, mỡ trong máu và nhiều tình trạng khác:

  • Chuẩn bị: 100 g Mộc nhĩ, 100 g Nấm tuyết, 150 g Dưa leo.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu Mộc nhĩ và Nấm tuyết trên đem đi rửa sạch, ngâm cho nở ra rồi xé nhỏ. Trụng sơ nấm qua nước sôi và sau đó nhúng nhanh qua nước lạnh, để cho thật ráo nước rồi đặt vào dĩa to. Tiếp đến sử dụng 150 g Dưa leo đem đi rửa sạch thái lát, trộn đều cùng các loại nấm. Rưới dầu ăn đang sôi vào và nêm thêm gia vị, ăn mỗi ngày.

- Bài thuốc điều trị hen suyễn, đờm nhiều, khô miệng, tay chân lạnh, sắc mặt xanh xao:

  • Chuẩn bị: 20 g Mộc nhĩ, 15 g Đường phèn.

  • Tiến hành: nấu các nguyên liệu trên cùng một lượng nước vừa đủ, sau đó uống trong ngày.

- Bài thuốc điều trị bệnh mạch vành, tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: 10 g Mộc nhĩ, 10 g Ngân nhĩ.

  • Tiến hành: 2 loại nguyên liệu trên đem đi ninh cho nhừ và thêm một lượng đường phèn vừa khẩu vị, ăn trước khi ngủ.

- Bài thuốc chữa đau răng:

  • Chuẩn bị: Mộc nhĩ và Kinh giới với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc lấy nước, sau đó sử dụng nước để ngậm và súc miệng.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị lipid máu tăng, phòng ngừa tắc nghẽn và xơ vữa động mạch:

  • Chuẩn bị: 10 g Mộc nhĩ, 5 quả Đại táo , 50 g thịt heo nạc, 3 lát Gừng.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi hầm cùng với 6 chén nước cho đến khi cô lại còn 2 chén thì thêm muối vào và ăn như ăn canh. Ăn 1 lần mỗi ngày, nên sử dụng liên tục trong nhiều ngày.

- Bài thuốc điều trị kinh nguyệt không đều, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng:

  • Chuẩn bị: 30 g Mộc nhĩ.

  • Tiến hành: rửa sạch Mộc nhĩ và đem đi xào với lửa nhỏ. Sau đó thêm khoảng 300 mL nước, nấu chín, có thể thêm 15 g đường cát và uống.

- Bài thuốc trị đại tiện, tiểu tiện ra máu:

  • Chuẩn bị: 50 g Mộc nhĩ.

  • Tiến hành: Mộc nhĩ đem đi sao tồn tính rồi tán thành bột mịn, sử dụng uống.

- Bài thuốc chữa đại tiện không thông:

  • Chuẩn bị: 30 g Mộc nhĩ, 30 g Hải sâm và 200 g Phèo heo.

  • Tiến hành: phèo heo rửa thật sạch, cắt thành các đoạn nhỏ, hầm cùng Mộc nhĩ và Hải sâm, nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị và ăn khi còn nóng.

- Bài thuốc điều trị táo bón, xuất huyết:

  • Chuẩn bị: 6 g Mộc nhĩ, 30 g Hồng khô.

  • Tiến hành: lấy 2 nguyên liệu này nấu thành chè để ăn.

- Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể:

  • Chuẩn bị: 30 g Mộc nhĩ, 30 g Chà là.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên sắc với nước để uống mỗi ngày.

- Bài thuốc điều trị tăng huyết áp, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu võng mạc:

  • Chuẩn bị: 30 g Mộc nhĩ.

  • Tiến hành: ngâm Mộc nhĩ trong nước qua 1 đêm rồi sau đó mang đi hấp chín với đường trong vòng 1 – 2 giờ, ăn trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc giúp dưỡng ẩm, chỉ huyết, phòng chống các bệnh xuất huyết:

  • Chuẩn bị: 15 – 30 g Mộc nhĩ.

  • Tiến hành: ngâm Mộc nhĩ trong nước ấm cho nở hết cỡ, sau đó rửa sạch rồi đem đi hầm nhừ, gia thêm ít đường trắng và ăn trong ngày.

- Bài thuốc giúp tán ứ, chỉ huyết, dùng cho phụ nữ băng kinh, rong kinh:

  • Chuẩn bị: 60 g Mộc nhĩ, 10 g Huyết dư thán.

  • Tiến hành: sao Mộc nhĩ đến khi bốc khói, kết hợp với Huyết dư thán và tán thành bột mịn rồi trộn đều. Mỗi ngày uống khoảng 6 – 10 g, nên uống với nước ấm hoặc có thể pha thêm một chút giấm thanh.

- Bài thuốc chữa ho lâu ngày, thổ huyết, cơ thể suy nhược, tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều:

  • Chuẩn bị: 5 g Mộc nhĩ, 5 quả Đại táo, 100 g gạo tẻ và đường phèn vừa đủ.

  • Tiến hành: Mộc nhĩ đem đi ngâm nước ấm, rửa sạch. Đại táo bỏ hạt. Đun các nguyên liệu trên với lửa nhỏ để thành cháo, thêm đường phèn, mỗi ngày chia thành 2 lần ăn.

- Bài thuốc phòng ngừa bệnh đái tháo đường:

  • Chuẩn bị: Mộc nhĩ và Biển đậu với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi lần uống với lượng khoảng 9 g.

- Bài thuốc phòng ngừa bệnh tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: 5 g Mộc nhĩ, 200 g Đậu phụ.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên nấu thành canh và nên ăn thường xuyên. Hoặc có thể sử dụng 6 g Mộc nhĩ nấu với đường phèn và lấy phần nước dùng để uống trước khi ngủ.

- Bài thuốc giúp tư âm bổ gan, kiện não, tăng cường sức khỏe não bộ:

  • Chuẩn bị: 60 g Mộc nhĩ, 15 g Mè đen.

  • Tiến hành: 1 nửa lượng Mộc nhĩ trên đem đisao cháy, còn nửa còn lại đem đi sao khô, kết hợp với  Mè đen sao thơm, tán nhỏ và trộn đều. Mỗi ngày sử dụng 6 g hãm với 120 mL nước sôi để uống thay trà.

Lưu ý khi sử dụng Mộc nhĩ

- Không được ăn Mộc nhĩ tươi.

- Những người thể tạng yếu hay bị lạnh, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng thì khi dùng thuốc nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua lửa.

- Không dùng kết hợp Mộc nhĩ với Củ cải trắng, Ốc bươu.

- Không nên sử dụng Mộc nhĩ đã ngâm nước quá lâu có thể dẫn đến ngộ độc.

- Không nên ăn quá nhiều Mộc nhĩ có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và dạ dày khó tiêu hóa được.

- Không được ngâm Mộc nhĩ bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG ĐẰNG

HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DƯƠNG XỈ

DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU TẦM XUÂN

DẦU TẦM XUÂN

Dầu tầm xuân được chiết xuất từ quả của cây hoa hồng dại. Trong dầu có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và giữ gìn sự trẻ đẹp cho làn da, tăng độ đàn hồi và trắng da.
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
CÂY THẦN KỲ

CÂY THẦN KỲ

Cây thần kỳ (synsepalum dulcificum) là một loại cây thuộc nhóm thân gỗ nhỏ, có quả mọng màu đỏ tươi và kích thước bằng hạt cà phê. Cây thần kỳ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator