MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.

daydreaming distracted girl in class

MA HOÀNG

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học:

  • Ephedra sinica (Thảo ma hoàng)
  • Ephedra equisetina (Mộc tặc ma hoàng) 
  • Ephedra intermedia (Trung ma hoàng)

Họ: Ma hoàng (Ephedraceae)

Tên gọi khác: Ty diêm, Long sa, Xích căn, Đậu nị thảo, Cẩu cốt, Ty tướng.

Đặc điểm thực vật

- Mộc tặc ma hoàng: thân màu xanh hoặc xám hơi trắng, mọc thẳng. Đốt dài 1 – 3cm, lá màu tím. Hoa đơn tính, mọc khác cành, quả hình cầu. 

- Thảo ma hoàng: là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Đốt dài 3 – 6cm, có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối xứng hoặc mọc vòng, mặt trên màu tro trắng còn mặt dưới màu hồng nâu. Hoa đơn tính, mọc khác cành. Quả thịt, màu đỏ

- Trung ma hoàng: đốt dài tương tự Thảo ma hoàng, cành có đường kính khoảng 2mm. 

Phân bố, sinh thái

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa được tìm thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân (bỏ đốt)

Thu hái, chế biến

Thu hoạch vào cuối thu. Chọn thân có màu xanh nhạt, to, chắc, ít gốc, vị chát và đắng. Sau đó đem phơi khô để dùng dần. 

Thành phần hóa học 

Ma hoàng chứa các thành phần như: Ephedroxane, Ephedrine, Norephedrine, b-Terpineol, p-Hydroxebenzoic acid, Pseudoephedrine, Norpseudoephedrine, Methylpseudoephedrine, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine, Cinnaic acid, Protocatechuic acid,…

Tác dụng - Công dụng 

Đông y dùng ma hoàng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm khí quản, hen suyễn, đau khớp xương. 

Ma hoàng được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa hen suyễn, sốt cao, trúng phong, ngoại cảm phong hàn, phù thũng, đau mắt đỏ sưng đau.

Rễ Ma hoàng có tác dụng ngược lại so với thân, cành và ngọn, làm giảm mồ hôi, hạ huyết áp, mạch ngoại vi giãn ra, thở nhanh.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 2 – 12g/ngày dưới dạng thuốc thang, hoàn tán.

Lưu ý

- Không dùng cho trường hợp phế hư kèm sốt cao, chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi.

- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân cao huyết áp và suy tim.

- Không dùng cho người bị thổ huyết, phụ nữ mang thai và cơ thể vốn khí hư, suy nhược.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
DẦU ĐẬU NÀNH

DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…
administrator
THIÊN LÝ

THIÊN LÝ

Nhắc đến Thiên lý có lẽ người Việt Nam ta ai cũng biết đến khi đây là loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, Thiên lý cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình ấm cúng. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Sau đây là những thông tin về các tác dụng trong Y học của Thiên lý.
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÈO NHẬT BẢN

BÈO NHẬT BẢN

Bèo Nhật Bản hay còn được biết đến với những tên gọi như: Lục bình, bèo tây, bèo lộc bình, bèo sen, bèo bầu,... Cây bèo Nhật là loài cây không còn quá xa lạ đối với người nông dân Việt nam. Loài cây này không chỉ được sử dụng trong chăn nuôi mà còn được sử dụng vào nhiều ngành khác nữa. Đặc biệt bèo Nhật Bản là một dược lý được ứng dụng khá phổ biến trong khối ngành chăm sóc sức khỏe nói chung là Đông Y nói riêng.
administrator