CÂY CỨT LỢN

Cây cứt lợn tưởng chừng chỉ là một loại cỏ dại nhưng ít ai biết được chúng mang bản chất dược tính cao với nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, nhất là trong việc điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CỨT LỢN

Đặc điểm tự nhiên

Cây cứt lợn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ hôi, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ cứt heo, nhờ hất bồ, bù xích, cỏ thối địt, cây hoa ngũ sắc.

Cây cứt lợn còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cỏ hôi – một loại thực vật nhỏ có thân mềm, mọc thẳng, chiều cao trung bình của cây khoảng 25 – 50 cm. Thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng.

Lá có hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, một đầu ngọn. Kích thước mỗi lá tầm 2 – 6cm (chiều dài) và 1 – 3 cm (bề ngang). Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn. Mặt trên và dưới lá đều có lông. Lá màu xanh nhưng mặt dưới nhạt hơn. Vò lá đưa lên mũi ngửi thấy có mùi rất hắc.

Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu tím, trắng hay tím xanh. Mỗi bông được tạo thành bởi nhiều cánh nhỏ li ti. Dựa vào màu sắc của hoa mà dân gian chia thảo dược này thành 2 loại gồm cây Hoa cứt lợn trắng và cây Hoa cứt lợn tím.

Quả bế, màu đen, có 3-5 sóng dọc.

Cây cứt lợn có thể thích nghi được với mọi loại đất nên có thể mọc hoang ở khắp nơi. Từ các khu đất trống, bên vệ đường, bờ ruộng hay trong vườn nhà đều có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây trừ rễ ra đều được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào tháng 9, khi cây vừa ra hoa, lúc trời khô ráo.

Chế biến: Những cây trưởng thành được nhổ về, cắt bỏ rễ và loại bỏ những lá sâu bệnh, héo úa. Tiếp đó, dược liệu được rửa đi rửa lại qua nhiều lần nước để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Có thể dùng tươi hoặc khô.

Nếu dùng tươi, cần ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng. Trường hợp dùng khô, băm nhỏ cây hoa cứt lợn thành những khúc ngắn cỡ 2 – 3 cm trước khi đem phơi hoặc sấy khô.

Với dược liệu tươi, bạn nên dùng ngay để giữ được trọn vẹn dược tính có trong cỏ cứt lợn. Với dược liệu khô, bảo quản trong bao bì kín, để nơi thoáng mát, tránh ẩm, sâu mọt.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong cây cứt lợn là tinh dầu, chiếm khoảng 2%. Ngoài ra, nó còn có các hoạt chất khác như: ageratochromen, caryophyllene, cadinen, ageratochromen, alcaloid và saponin. Trong đó, 4 hoạt chất đầu vẫn đang được nghiên cứu về đặc tính, tác dụng sinh học và hóa học. Còn 2 thành phần sau: alcaloid và saponin, các nhà khoa học đánh giá rất cao về giá trị dược liệu.

Tác dụng

+Tác dụng ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực trùng coli và tụ cầu vàng.

+Tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng.

+Tác dụng làm giãn mạch ngoại biên.

+Tác dụng làm loãng dịch đờm và tăng dẫn lưu dịch ra khỏi các hốc xoang, từ đó cải thiện tình trạng thở khò khè, nghẹt mũi và khó chịu.

+Tác dụng ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào nhờ chứa hàm lượng chất xơ và protein dồi dào.

Công dụng

Cây cứt lợn có vị cay, đắng nhẹ, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị viêm hô hấp, viêm họng.

+Hỗ trợ điều trị phụ nữ rong huyết sau sinh.

+Hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

+Điều trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt.

+Điều trị cảm mạo gây sốt.

+Điều trị mụn nhọt độc gây sưng đau.

+Điều trị đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân.

+Điều trị xuất huyết do ngoại thương.

+Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.

+Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày.

+Điều trị bệnh chàm da.

+Điều trị viêm tai.

Liều dùng

Liều lượng khi dùng theo cách sắc uống: 15-30g/ngày.

Dùng ngoài không kể liều lượng.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho các trường hợp bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

+Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hàng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
ĐINH HƯƠNG

ĐINH HƯƠNG

Đinh hương là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại. Với hương vị đặc trưng cùng với khả năng chữa bệnh đa dạng, đinh hương đã được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông Y. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đinh hương để chăm sóc sức khỏe.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator