BÈO NHẬT BẢN

Bèo Nhật Bản hay còn được biết đến với những tên gọi như: Lục bình, bèo tây, bèo lộc bình, bèo sen, bèo bầu,... Cây bèo Nhật là loài cây không còn quá xa lạ đối với người nông dân Việt nam. Loài cây này không chỉ được sử dụng trong chăn nuôi mà còn được sử dụng vào nhiều ngành khác nữa. Đặc biệt bèo Nhật Bản là một dược lý được ứng dụng khá phổ biến trong khối ngành chăm sóc sức khỏe nói chung là Đông Y nói riêng.

daydreaming distracted girl in class

BÈO NHẬT BẢN

Đặc điểm tự nhiên 

Bèo Nhật Bản là một loài thực vật thủy sinh thân thảo, sống nổi trên mặt nước. Cây có chiều cao trung bình từ 30-50cm. Lá mọc thẳng từ rễ thành hoa thị, tròn hoặc gần tròn, nhẵn, đầu lá hơi nhọn, mép lá uốn lượn. Mặt trên lá màu xanh sẫm bóng, mặt dưới lá nhạt. Cuống lá dài 2-3 lần phiến lá, phồng lên thành hình phao nổi trên mặt nước, màu xanh lục rất nhạt hoặc trắng.

Thân và rễ lục bình thường kết thành nhiều tấm thảm lớn để giúp cây nổi trên mặt nước.

Hoa lục bình mọc ở giữa thân thành một bông dài. Hoa thường có màu tím, xen kẽ trắng, không đều màu.Quả nang.

Mùa hoa và quả thường rơi vào tháng 10-11.

Cây ưa sống trong môi trường nước tĩnh. Trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm cao và đủ chất dinh dưỡng trong nước. Lục Bình ở Việt Nam được cho là nhập nội từ Nhật Bản vào năm 1905 do đó còn có tên gọi khác là Bèo Nhật Bản. Cây được tìm thấy ở hầu hết các kênh rạch, ao, hồ, sông suối trên khắp nước ta. Tuy nhiên, Lục bình thường phổ biến ở các tỉnh miền Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều được ứng dụng để làm dược liệu. Tuy nhiên, bộ phận sử dụng chủ yếu là thân và lá cây.

Thu hái: Bèo Nhật Bản có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi, không cần sơ chế hay bào chế dược liệu

Chế biến: Sau khi thu hái cần phải rửa qua nước thật sạch.

Cần bảo quản ở nơi thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu có trong bèo Nhật Bản là nước, protid, glucid, calci, phospho, vitamin C

Ngoài ra trong cây và lá còn có một số thành phần vô cơ như: SiO2, Ca, Mg, K, Na, Cu, Cl, Mn, Fe, caroten.

Nó còn chưa các vitamin B1, B2, B6, B12, E, A, carotene, protein, acid béo tự do và acid amin.

Đồng thời, người ta tìm thấy nhiều delphinidin diglucoside có trong hoa bèo Nhật Bản.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn, kiềm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn.

+Tác dụng kháng nấm Candida Albicans.

+Hỗ trợ điều trị giun sán nhờ vào chiết xuất từ rễ lục bình thô.

+Tác dụng chống oxy hóa nhờ vào chiết xuất Ethanol, chống lại một số tế bào ung thư như ung thư vú và ung thư gan.

+Tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ huyết áp và hô hấp.

+Tác dụng lợi niệu.

+Tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm sưng.

+Tác dụng an thần.

+Hỗ trợ chữa lành vết thương nhờ vào chiết xuất Methanolic trong lá của bèo Nhật Bản.

+Hỗ trợ bảo vệ gan nhờ khả năng loại bỏ các kim loại nặng như Zn, Pb.

+Tác dụng chống viêm, phù nề do Formaldehyde gây ra.

Công năng

Bèo Nhật Bản có vị ngọt cay, tính ôn có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu và một số tác dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị các vết thương sưng tấy, đau nhức

+Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp mãn tính.

+Điều trị bệnh ho gió, ho có đờm

+Điều bị cảm nắng, rôm sảy do nắng nóng

+Hỗ trợ điều trị sỏi thận

+Điều trị sưng bẹn, sưng nách, bắp chuối sưng to, viêm hạch bạch huyết, mụn nhọt, sưng đỏ, viêm khớp ngón tay, viêm tinh hoàn, vết thương nhiễm chất độc.

Liều dùng

Bèo Nhật bản có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài

Liều dùng uống trong tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nhu cầu sử dụng dược liệu và cơ địa của người sử dụng. Dùng đắp ngoài không kể liều lượng.

Lưu ý

+Lục bình có khả năng hấp thụ các kim loại nặng. Do đó, nếu nguồn nước sinh trưởng bị ô nhiễm thì Lục bình có thể nhiễm độc, gây hại cho người sử dụng.

+Khi sử dụng sống, lục bình có thể gây ra cảm giác ngứa rát.

+Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng không ăn nhiều lục bình, đặc biệt là lục bình sống.

 

Có thể bạn quan tâm?
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
MÃ ĐỀ

MÃ ĐỀ

Mã đề (Plantago major L.) là cây cỏ, sống lâu năm, thân ngắn, kích thước trung bình thường cao 24cm đến 45cm, rễ mọc thành chùm.
administrator
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong y học cổ truyền và đặc biệt được coi là một trong những thảo dược quý nhất. Với các thành phần đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, Đông trùng hạ thảo đang ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Trong bối cảnh mà sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu của con người, Đông trùng hạ thảo là một dược liệu đáng để quan tâm và tìm hiểu.
administrator
KHÚC KHẮC

KHÚC KHẮC

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae) Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
UY LINH TIÊN

UY LINH TIÊN

Uy linh tiên (Clematis sinensis) là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu này thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các bệnh về khớp, đau nhức, viêm, và các triệu chứng về huyết áp cao. Uy linh tiên có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và giảm đau, được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Uy linh tiên và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÙI TÀU

MÙI TÀU

Tên khoa học: Eryngium foetidum L Họ Hoa tán (Apiaceae) Tên khác: Ngò gai; Ngò tàu; Ngò tây; Mùi gai; Già nguyên tuy.
administrator