HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…

daydreaming distracted girl in class

HƯƠNG NHU TÍA

Giới thiệu dược liệu

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…

  • Tên thường gọi: Hương nhu tía 

  • Tên gọi khác: É tía, É đỏ,…

  • Tên khoa học: Ocimum sanctum L.

  • Họ: họ Hoa môi (Lamiaceae).

Hương Nhu Tía: Cây Dược Liệu Với Nhiều Công Dụng Hữu Ích

Hương nhu tía được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hương nhu tía là loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, cao đến gần 1m. Cây được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

Thân, cành có màu đỏ tía, có lông mịn. 

Lá màu nâu đỏ, mọc đối, thuôn hình mác hoặc hình trứng. Cuống lá khá dài, mép hơi khía răng, hai mặt đều có lông, gân lá hình lông chim, có các tuyến nhỏ lõm xuống. 

Hoa màu tím, mọc thành bông xim co ở đầu cành. Hoa xếp thành vòng gồm 6 – 8 bông, ít phân nhánh.

Quả bế tư, hình cầu, hơi dẹt, màu nâu nhạt hoặc đỏ, có đốm đen nhỏ, nằm trong đài tồn tại. 

Mùa hoa: tháng 5 – 7.

Phân bố

Trên thế giới, Hương nhu tía được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines… 

Hương nhu tía lá cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình năm là 25 – 30 độ C; lượng mưa 1800 – 2600 mm/năm. 

Ở nước ta, Hương nhu tía thường mọc hoang hoặc được trồng trong vườn nhà để làm thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân mang cành, lá, hoa.

Thu hái, chế biến

Cây Hương nhu tía thường được thu hái khi đang vào mùa ra hoa tầm tháng 5 – 6.

Cây Hương nhu tía sau khi hái về đem rửa sạch, có thể dùng tươi hay phơi khô trong bóng râm để dùng dần. 

Lưu ý: không phơi dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm mất tinh dầu trong thuốc.

Bảo quản: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, có thể bỏ bịch ni lông cột kín. Tránh những nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào thuốc sẽ làm hư hại, giảm chất lượng dược liệu.

Thành phần hóa học

Thành phần đáng chú ý và có giá trị nhất trong Hương nhu tía là tinh dầu. Trong Hương nhu tía, chứa ít nhất 0,5% tinh dầu, thành phần chính là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryophylen.

Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid: apigenin, luteolin, apigenin-7-glucuronid, luteolin-7-glucuronid, orientin.

Các hợp chất thuộc nhóm polyphenol: acid galic, acid galic methylester, acid galic ethylester, acid protocatechic, acid rosmarinic.

Acid ursolic cũng là một thành phần quan trọng và có hàm lượng cao trong Hương nhu tía.

Tác dụng – Công dụng

Acid ursolic có trong Hương nhu tía có những tác dụng sau:

  • Hạ lipid máu

  • Chống viêm

  • Bảo vệ gan

  • Chống khối u

Theo Đông y, Hương nhu tía có vị cay, tính ấm, có những công dụng:

  • Trị phù thũng ứ nước.

  • Chữa hôi miệng.

  • Chữa cảm nắng, nhức đầu.

  • Trị đau bụng, đi ngoài.

  • Chữa tức ngực.

  • Chữa nôn mửa.

  • Trị chuột rút.

  • Làm ra mồ hôi, giải cảm.

Cách dùng – Liều dùng

Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt

  • 10g Hương nhu

  • 10g Hoắc hương

  • 10g Bạc hà

  • 10g Sả

  • 10g Tía tô

  • 10g Lá bưởi

  • 10g Lá chanh

Tất cả các dược liệu đem rửa sạch, sau đó đun sôi rồi xông hơi.

Chữa nóng sốt do mắc mưa, nắng, gió lạnh, người sốt không có mồ hôi

Dược liệu

  • 12g Hương nhu tía 

  • 12g Hoắc hương 

  • 12g Củ sắn dây 

  • 12g Lá tre gai

  • 12g Quả dành dành (sao vàng) 

  • 16g Đậu ván trắng 

Đem các dược liệu sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa ho nhiều đờm đặc, ăn ít, người gầy yếu

Dược liệu

  • 8g Hương nhu tía 

  • 8g Vỏ quýt

  • 8g Rễ cam vàng  

Đem sao vàng các dược liệu trên, sắc với 8g thuốc dòi tía. 

Uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa trẻ chậm mọc tóc

Hương nhu tía sắc đặc với mỡ lợn bôi hàng ngày.

Phòng, chữa cảm nắng, say nắng

Dược liệu

  • 32g Lá hương nhu 

  • 32g Hạt đậu ván 

  • 24g Củ sắn dây 

  • 12g Gừng sống 

Đem các dược liệu phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. 

Người lớn mỗi lần dùng 16g, trẻ em mỗi lần dùng 8g

Hãm các dược liệu với nước sôi, gạn uống 

Chữa hôi miệng

10g Hương nhu sắc với 200 ml nước, sau đó dùng súc miệng.

Lưu ý

Không sử dụng với những người ăn đồ sống lạnh bị đau bụng, tiêu chảy hay tiêu chảy lâu ngày mà không có biểu hiện của thấp nhiệt.

Cấm người thể khí uất hóa hỏa sử dụng (biểu hiện đau đầu từng cơn dữ dội, miệng đắng, khô, đau cạnh sườn và mệt mỏi, đau bụng (nếu là phụ nữ rối loạn kinh nguyệt))

Những người hay ra nhiều mồ hôi không nên dùng Hương nhu tía.

Tránh nhầm lẫn giữa Hương nhu tía và Hương nhu trắng.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

 

Có thể bạn quan tâm?
CHANH

CHANH

Vừa là quả vừa là gia vị, chanh là một vị thuốc được dân gian sử dụng từ lâu đời. Citrus aurantifolia (Christm. Et Panzer) Swingle trong họ Rutaceae, chanh là một loại cây bụi thân gỗ nhỏ, có nhiều gai.
administrator
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
QUA LÂU

QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.
administrator
DẦU HẠT NHO

DẦU HẠT NHO

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
administrator
CHI TỬ

CHI TỬ

Chi tử là quả phơi hay sấy khô của cây dành dành. Loại thảo này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ nhiệt, minh mục, trừ khát, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng tấy, đau do chấn thương / bong gân, nôn ra máu, ho. dùng chữa tỳ vị hư hàn, sốt cao hoặc tiêu chảy mà không sốt nhẹ.
administrator
CỌ LÙN

CỌ LÙN

Cọ lùn (Serenoa repens) là một thành viên của họ cọ có nguồn gốc từ miền đông nam Hoa Kỳ. Cây cọ lùn được sử dụng như một loại thuốc bổ và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
ĐẬU ĐỎ

ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU DỀN CƠM

RAU DỀN CƠM

Dền cơm (Amaranthus lividus) là loại cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất. Thân màu xanh, mọc thẳng đứng hoặc nằm, mọng nước, thường có một nhánh to từ gốc, cong, không lông, không gai.
administrator