LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.

daydreaming distracted girl in class

LÁ ĐU ĐỦ

 

Đặc điểm tự nhiên

Cây đu đủ là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m.

Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía.

Rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất.

Hoa đu đủ đực nhỏ mọc quanh năm thành cụm, màu trắng và có 5 cánh. Đôi khi một số hoa có màu xanh nhạt xen lẫn vàng. Hoa có mùi thơm, vị khá đắng.

Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.

Cây đu đủ nói chung và cây giống đực nói riêng có nguồn gốc ở Mexico. Sau đó cây di thực sang các nước khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Ngày nay, loại cây này được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ hay Philippin. Ở nước ta, cây đu đủ giống đực thường được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá đu đủ là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Khi hái về, đem lá đu rửa sạch, loại tạp chất và sơ chế bằng cách phơi trong bóng râm hoặc khu vực có gió lùa thông thoáng.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Trong lá đu đủ chứa nhiều hợp chất hoạt động như flavonoid, alkaloids, enzyme. Bên cạnh đó là nhiều carotenoid acid hữu cơ, các loại vitamin A, B, C,… Một số chất vi lượng được ghi nhận như Ca, Mg. Trong lá, quả và hạt (chủ yếu ở lá) có một chất ancaloit đắng gọi là captain và chất glucoxit gọi là cacbozit.

Tác dụng

+Tác dụng chăm sóc sức khỏe làn da: Nước lá đu đủ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C nên rất tốt cho da. Trong đó, vitamin C có vai trò tương tự một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể đề kháng lại gốc tự do và chống lại các tổn thương trên da.

+Tác dụng kiểm soát đường huyết: Ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nước lá đu đủ chứa các thành phần tự nhiên có khả năng kích thích hoạt động của hormone insulin trong cơ thể. Nhờ đó uống nước lá đu đủ giúp cơ thể tăng khả năng kiểm soát, điều chỉnh lượng đường máu chặt chẽ hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, tổn thương thận và bệnh lý tim mạch.

+Tác dụng tăng số lượng tiểu cầu: Một trong những tác dụng nổi trội của nước lá đu đủ là kích thích tăng số lượng tiểu cầu. Kết quả nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới chứng minh lá đu đủ chứa các thành phần giúp bổ sung đáng kể số lượng tiểu cầu cho cơ thể.

+Tác dụng điều hoà chu kỳ kinh nguyệt: Uống nước lá đu đủ có thể là giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt. Nhờ các đặc tính vốn có, lá đu đủ có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng.

+Tác dụng giảm đau bụng kinh: Cũng liên quan đến kinh nguyệt chính là tình trạng thống kinh, đau bụng khi hành kinh và đây thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều chị em vì sự khó chịu của những cơn đau thắt phần bụng dưới. Một biện pháp khắc phục tình trạng này, chị em chỉ cần dùng một ít nước lá đu đủ để nấu với mè và muối sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi cơn đau bụng mỗi khi hành kinh.

+Tác dụng làm chậm quá trình lão hoá: Nước lá đu đủ là nguồn cung cấp nhiều loại axit amin khác nhau như axit glutamic, glycine, valine, leucine, tryptophan, cystine, histidine... Những loại axit amin này là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong các loại mỹ phẩm giúp săn chắc và chống lão hóa da.

+Tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá: Nước lá đu đủ có chứa các hoạt chất như enzym papain, chymopapain, protease và amylase nên nó được xếp vào nhóm các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ hoàn hảo cho chức của hệ tiêu hoá. Khi được đưa vào cơ thể, các hợp chất trên trong nước lá đu đủ giúp đường ruột phân giải và hấp thụ nhanh chóng các chất dinh dưỡng khó hấp thu như protein, carbohydrate và khoáng chất trong thức ăn.

+Đồng thời, lá đu đủ còn mang lại khả năng chống lại các bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy,…

+Tác dụng chống ung thư: Nhắc đến các loại thực phẩm là khắc tinh của ung thư, chúng ta không thể không đề cập đến nước lá đu đủ. Tác dụng này có được là nhờ vào tác dụng của một hợp chất acetogenin, có khả năng giúp chống lại ung thư rất hiệu quả.

+Tác dụng thúc đẩy mọc tóc: Chiết xuất của lá đu đủ có thể thúc đẩy tóc phát triển, đồng thời ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và hói đầu. 

Liều dùng

Trà hoặc thuốc sắc được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Để chuẩn bị thuốc sắc đu đủ, đun sôi 5-10 lá đu đủ trong khoảng 2 lít nước. Đun cho đến khi màu lá nhạt dần và còn lại nửa lượng nước (sôi trong khoảng 30 phút).Nên sử dụng khoảng 25-30 ml/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Trên thực tế, việc sử dụng lá tương đối an toàn. Một nghiên cứu trên động vật năm 2014 cho thấy lá đu đủ không có độc tính cấp khi ở liều lượng cao. Một số nghiên cứu trên người cũng chưa thấy các tác dụng phụ tiêu cực. 

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị dị ứng và được khuyến cáo không nên dùng. Bên cạnh đó, không nên dùng dược liệu này khi mang thai hoặc đang cho con bú.

 

Có thể bạn quan tâm?
THÔNG THIÊN

THÔNG THIÊN

Thông thiên hay còn gọi là huỳnh liên, trúc đào hoa vàng, là một dược liệu phổ biến ở vùng nhiệt đới. Cây Thông thiên được trồng làm cảnh khá nhiều ở miền nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng làm thuốc trợ tim trong các trường hợp bị suy tim, loạn nhịp,… Do thành phần của cây có chứa độc tố rất nguy hiểm, cần đặc biệt thận trọng khi dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông thiên và những công dụng của nó trong y học nhé.
administrator
NGÔ THÙ DU

NGÔ THÙ DU

Ngô thù du là quả chín phơi khô của cây Thù du, là một loài dược liệu có nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đây là một vị thuốc phổ biến của đất nước Trung Hoa.
administrator
RAU NGÓT

RAU NGÓT

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao
administrator
ĐẠI TÁO

ĐẠI TÁO

Đại táo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô… Đại táo có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
MẦM ĐẬU NÀNH

MẦM ĐẬU NÀNH

Đối với chị em phụ nữ, Mầm đậu nành đã không còn quá xa lại bởi những tác dụng mà tuyệt vời mà nó mang lại. Mầm đậu nành là hạt Đậu nành sau khi được ủ nảy mầm. Không chỉ là một loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia, mầm đậu nành được ví như món quà dành cho hệ nội tiết của các chị em, đặc biệt với những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm bổ sung được sản xuất từ Mầm đậu nành ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
CỎ DÙI TRỐNG

CỎ DÙI TRỐNG

Cỏ dùi trống được sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là cốc tinh thảo. Dược liệu này có vị cay, ngọt nhẹ, tính bình giúp làm sáng mắt, điều trị đau đầu, viêm họng, tăng nhãn áp, ho do phong nhiệt.
administrator