LÔ CĂN

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác.

daydreaming distracted girl in class

LÔ CĂN

Giới thiệu về dược liệu Lô căn

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác. 

Tên khoa học: Rhizoma Phragmitis

Họ: Lúa (Poaceae)

Tên gọi khác: Rễ sậy, Vi kinh, Rễ lau, Lô mao căn, Lô cô căn, Lô sài căn, Lô thông, Lô nha căn, Tiên lô căn, Hoạt lô căn, Hoạt thủy lô căn,…

Đặc điểm của Lô căn

- Mô tả: Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, tuy nhiên có nhiều người nhầm lẫn rằng Lô căn là phần thân rễ của cây lau. Cây sậy là loài cây thân thảo sống lâu năm. Cây có thể cao tới 4 m khi trưởng thành, thân thẳng đứng, đường kính khoảng từ 1,5 – 2 cm phần lõi bên trong rỗng. Lá dài từ 30 – 40 cm có hình dải hoặc hình mũi mác, nhẵn và rộng khoảng từ 1 – 3 cm, mũi lá nhọn, xếp xa nhau và ôm lấy phần thân, mép lá có lông tơ ngắn. Hoa có màu tím hoặc có thể tím nhạt, mọc thành từng cụm dạng chùy, các cụm hoa hơi rũ xuống, dài từ 15 – 45 cm. Cuống hoa có các lông mềm mọc nhiều ở gốc hoa, nhánh hoa mảnh. Rễ cây màu trắng ngà rất khỏe bò dài và có đốt dài, rễ cây không có rễ tơ & rễ non.

- Mô tả dược liệu: Lô căn có hình trụ tròn có chiều dài không đều nhau. Mặt ngoài thường có màu vàng, không có rễ con và rễ tơ, bên trong rỗng có màu hơi vàng. Đầu rễ có hình nhọn giống búp măng tre. Có đốt dài, mỗi đốt dài khoảng từ 10 – 16 cm. Lô căn dai nên khó để bẻ gãy. Vỏ ngoài của Lô căn thưa, dễ bóc, không mùi và có vị ngọt.

- Phân bố: Cây sậy thường mọc dại rải rác ở một số tỉnh thành ở nước ta như Ninh Bình, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên & một vài địa phương khác. Cây thường được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt, dọc bờ sông bờ suối hoặc gần đầm lầy.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: sử dụng phần thân rễ của cây sậy để làm vị thuốc.

- Thu hái: nên thu hoạch những phần rễ mọc về hướng ngược nước, thu những nhánh rễ mập mạp, khỏe mạnh, có màu trắng và vị ngọt. Không thu những phần rễ nhỏ, nhẹ hoặc nát vụn. Thời điểm thu hoạch Lô căn thích hợp nhất là vào mùa xuân, hạ & thu.

- Chế biến: rửa sạch những phần thân rễ nhiều lần bằng nước để loại đi các tạp chất cơ học như đất , cát, bùn,…Sau đó cắt bỏ những phần đốt có râu hoặc phần vỏ màu vàng đỏ. Tiếp theo đó thái thành những đoạn nhỏ đem đi phơi nắng hoặc có thể sấy khô.

- Bảo quản:bảo quản những phần thân rễ đã qua giai đoạn chế biến trong bọc kín, bảo quản ở nơi thoáng mát và ở nhiệt độ phòng, tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Phải đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học

Theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược, trong Lô căn có chứa những dưỡng chất như protein 6% như các loại đường 51%, Arginin, Asparagine 0.1%. Ngoài ra trong Lô căn còn có các thành phần hóa học khác như coixol, tricin, aspartamide, các vitamin như B1, B2, C.

Theo Trung Dược học, trong loại dược liệu này có chứa thành phần in vitro có công dụng kháng khuẩn có hiệu quả đối với liên cầu khuẩn dung huyết β.

Tác dụng – Công dụng theo Y học hiện đại

Hiện nay chưa có tài liệu cung cấp thông tin về tác dụng dược lý của dược liệu Lô Căn.

Vị thuốc Lô căn trong Y học cổ truyền

- Tính vị:

  • Vị ngọt, tính hàn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)

  • Vị ngọt, đắng, hơi hàn, không độc (theo Bản Thảo Tái Tân)

  • Vị ngọt, tính hàn (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

  • Vị ngọt, nhạt, hơi hàn (theo Lục Xuyên Bản Thảo)

- Quy kinh: Lô căn được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Phế, Tỳ, Thận (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)

  • Kinh Phế, Tâm (theo Đắc Phối Bản Thảo)

  • Kinh Phế, Vị (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)

- Công dụng: thanh nhiệt, chỉ khát, sinh tân, lợi thủy,…

- Chủ trị:

  • Trị các chứng sốt cao “ôn bệnh”, khát nước, cảm nắng nóng. 

  • Lô căn vị ngọt nên còn có tác dụng sinh tân, bảo vệ tân dịch không bị tổn thương do nhiệt tà.

  • Thanh phế nhiệt, trị ho có đờm đặc, đờm vàng.

  • Thanh vị nhiệt, trị nôn mửa, bị ợ chua.

  • Thanh nhiệt ở hạ tiêu, trị tiểu ra máu, người hay khát, bứt rứt (phiền nhiệt).

  • Bị ban sởi không phát ra được hoặc không phát ra hết

- Kiêng kỵ:

  • Người trúng hàn tà, cảm nắng nhưng không sốt, nóng trong người hoặc tân dịch chưa hao tổn thì không sử dụng. 

  • Dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần trong Lô căn hoặc các vị thuốc khác trong bài thuốc. 

  • Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách, các đối tượng bị tỳ vị hư hàn (đau bụng, lạnh bụng, tiêu lỏng, ăn không tiêu…) không được dùng những bài thuốc có vị Lô căn.

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà Lô căn được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên Lô căn được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc sắc là phổ biến, sắc với một lượng nước phù hợp, sắc đến khi thuốc cô đặc. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khác (tùy vào từng tình trạng bệnh lý).

- Liều lượng: sử dụng Lô căn khô từ 15 – 30 g, nếu là Lô căn tươi thì tăng gấp đôi. Sử dụng Mao căn (rễ tranh) nhỏ, thiên về thanh nhiệt ở phần huyết. Lô căn (rễ sậy) thô và to, thiên về thanh nhiệt đối với phần khí.

Một số bài thuốc có vị Lô căn

- Bài thuốc trị nôn mửa, viêm dạ dày cấp tính: sử dụng 30 g Lô căn, 9 g Trúc nhự và 8 g Gạo tẻ. Đem các nguyên liệu trên nấu thành cháo cho đến khi nhừ. Tiếp đến lọc bỏ phần bã chỉ lấy phần nước. Cho một ít nước cốt gừng vào cùng và uống giúp trị nôn mửa & viêm dạ dày cấp.

- Bài thuốc trị khát nước, tân dịch khô, ôn bệnh thời kỳ sau: sử dụng 24 g Lô căn,  Mạch môn đông & Thiên hoa phấn mỗi vị 12 g và cam thảo 3 g. Đem các nguyên liệu trên sắc với 5 phần nước, sắc đến khi còn 2 phần để dùng. Nên sử dụng khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.

- Bài thuốc trị say nóng, say nắng, các bệnh lý viêm da, viêm đường niệu, viêm nhiễm đường hô hấp: sử dụng 150 g Lô căn & 120 g Mạch môn đông. Đem 2 nguyên liệu này  rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, rồi thái nhỏ thành vụn. Sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô. Trộn đều 2 loại nguyên liệu rồi bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần sử dụng 30 g đem đi hãm với nước sôi để sử dụng. Sau 20 – 25 phút người bệnh có thể sử dụng, uống thuốc thay cho nước trà. Người bệnh có thể cho thêm một ít đường để uống.

- Bài thuốc trị ho do phế nhiệt, khạc đờm vàng đặc & áp xe phổi: sử dụng 30 g Lô căn và 14 g Kim ngân hoa, 14 g Đông qua nhân và 14 g Ngư tinh thảo. Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với một lượng nước thích hợp và sắc đến khi cô đặc. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc đã nguội hẳn.

- Bài thuốc trị vị nhiệt gây ợ chua: sử dụng 20 g Lô căn và 20 g Trúc nhự, 14 g Tỳ bà diệp và 12 g Sinh khương. Đem các nguyên liệu trên sắc với một lượng nước thích hợp đến khi cô đặc. Người bệnh nên sử dụng thuốc khi thuốc còn nóng.

- Bài thuốc chữa bệnh nhiệt, khát nước, sốt & bứt rứt: sử dụng Lô căn & Thạch cao mỗi vị 20 g, 16 g Mạch môn đông và 14 g Thiên hoa phấn. Mỗi ngày dùng một thang thuốc trên. Sắc một thang thuốc cùng với một lượng nước thích hợp, sắc đến khi cô đặc. Người bệnh có thể dùng 1 lần hoặc chia thành nhiều lần để dùng.

- Bài thuốc trị quyết nghịch, trị nôn mửa không ngừng: lấy một lượng Lô căn vừa đủ, thái thành từng đoạn nhỏ. Tiếp đến đem đi sắc cùng với 2 chén nước, sắc đến cô đặc cho đến khi còn khoảng 1 chén. Người bệnh sử dụng thuốc khi thuốc vẫn còn ấm.

Lưu ý khi sử dụng

Những người thuộc các trường hợp mẫn cảm hoặc kiêng kỵ khi sử dụng dược liệu Lô căn thì không sử dụng vị thuốc này.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU MƯƠNG

RAU MƯƠNG

Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
administrator
DƯỚNG

DƯỚNG

Dướng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chử đào thụ, cây ró, cây dó, dâu giấy, cây cốc, chử thực tử. Dướng có vị ngọt, tính mát, thông kinh lạc, kiện tỳ, ích thận. Nó có tác dụng dưỡng lão, cường tráng cơ xương, cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, chữa bệnh lâu dài. Vỏ thân lá có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
KIM NGÂN HOA

KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.
administrator
TINH DẦU BẠC HÀ

TINH DẦU BẠC HÀ

Tinh dầu bạc hà là một thành phần không còn xa lạ, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà, được sử dụng từ nhiều thế kỷ trong điều trị các bệnh lý trên tiêu hóa, giảm cảm lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tinh dầu bạc hà và những công dụng của nó nhé.
administrator
SƠN TRA

SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator