NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.

daydreaming distracted girl in class

NGƯU TẤT

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume.

Họ: Dền (Amaranthaceae)

Tên gọi khác: Cỏ xước, bách bội, ngưu tịch, hoài ngưu tất, xuyên ngưu tất, ngưu kinh, cỏ xước hai răng,…

Đặc điểm thực vật

Cây ngưu tất thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng, có 4 cạnh được chia làm nhiều đốt, cây trưởng thành thường cao 1m nhưng đôi khi có thể cao đến 2m.

Rễ hình trụ tương đối thẳng, đầu trên mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con.

Cây có nhiều cành mọc chĩa ra 2 bên, lá mọc đối, có cuống, hình bầu dục, có lông bao phủ trên mặt, hai bên mép hình gợn sóng. Cuống lá dài khoảng 1 – 3cm. Phiến lá hình trứng đầu nhọn, mép nguyên.

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, ngọn hoặc ngay đầu cành. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. 

Quả hình bầu dục, bóc vỏ ra thấy 1 hạt bên trong.

Mùa hoa vào tháng 5 đến tháng 9, mùa quả vào tháng 10 hoặc tháng 11

Phân bố, sinh thái

Ngưu tất là cây ưu sáng và ưu ẩm, được trồng ở một số quốc gia như Nepal, Nhật, Ấn Độ hay Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quý Châu).

Ở nước ta, cây ngưu tất đang được trồng rộng rãi với số lượng lớn để lấy dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh. Hiện nước ta đang trồng giống cây di thực từ Trung Quốc. Giống cho rễ to hơn các cây cỏ xước mọc hoang.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: rễ cây. 

Thu hái, chế biến:

- Thu hoạch rễ khi cây bắt đầu úa vàng vào tháng 1 – 2 ở vùng núi và tháng 3 – 4 ở đồng bằng.

- Rễ được loại bỏ rễ con, sau đó rửa sạch, xông sinh rồi phơi hoặc sấy. Dược liệu thường dùng ở dạng tươi, hoặc tẩm rượu hoặc muối tùy theo từng trường hợp, rồi phơi hay sấy khô. Nên chọn những rễ to, dài và dẻo để cho giá trị cao hơn.

Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học 

Trong rễ ngưu tất chứa các thành phần hóa học như: Các sapogenin dạng acid oleanolic, Ecdysteron, Inokosteron, Muối kali, Glucose, Rhamnose, Glactose,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, ngưu tất có vị chua, đắng, tính ôn. Dược liệu có tác dụng phá huyết hành ứ (dạng tươi), bổ can thận, mạnh gân cốt (dạng chế biến chín), dùng trong các trường hợp đau xương khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn.

Theo Y học hiện đại, ngưu tất có công dụng: bảo vệ sụn khớp, cải thiện và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Ngoài ra, hoạt chất saponin trong ngưu tất còn có tác dụng giảm huyết áp, hạ cholestorol máu, ức chế sự phát triển của nhiều loại sâu bọ

Cách dùng - Liều dùng 

Liều thường dùng: 12 – 20g/ngày. Cách dùng ngưu tất phổ biến nhất là sắc hoặc ngâm rượu uống. 

Một số bài thuốc chứa muống trâu:

- Trị chảy máu dạ con: Sắc 30 g ngưu tất làm 2 lần. Lấy nước lần 1 và 2 trộn lẫn với nhau chia uống 2 lần trong ngày.

- Chữa bí tiểu cho người cao tuổi: Đem thái nhỏ và cho vào siêu đất sắc các dược liệu: Thục địa, hoài sơn, ngưu tất, xa tiền tử (mỗi vị 12g), tạch tả, phụ tử chế, phục linh, đan bì, sơn thù ( mỗi vị 8g), nhục quế (4g). Chia thuốc làm 2 phần đều nhau uống hết trong ngày.

- Chữa bế kinh, đau bụng kinh: Sắc uống các dược liệu 12g ngưu tất, 8g hương phụ, 8g tạo giác thích, 16g ích mẫu, 8g đào nhân, 8g uất kim.

- Trị rong kinh: Sắc uống các dược liệu 8g phục linh, 12g ngưu tất, 8g trần bì, 12g bạch truật, 8g hương phụ, 8g bán hạ.

- Điều trị viêm đa khớp dạng thấp: Sắc uống trước khi ăn mỗi ngày 1 thang: 12g ngưu tất, 12g đương quy, 6g tế tân, 10g tần giao, 12g phòng phong, 12g tục đoạn, 6g cam thảo, 12g ý dĩ, 12g tang ký sinh, 12g thục địa,8g xuyên khung, 12g bạch thược, 12g đảng sâm, 12g độc hoạt, 8g quế chi.

- Chữa phong hàn tê thấp, viêm khớp, đau khớp, đau lưng, mỏi gối: Nấu thành cháo 20g cây ngưu tất khô (thân & lá ) với 100g gạo lứt, chia 2 – 3 lần ăn trong ngày, dùng khi còn nóng. 

- Chữa bại liệt, phong thấp, bệnh xơ vữa thành mạch: Nấu nước uống vài lần trong ngày từ 40 – 60g ngưu tất

- Chữa đau đầu, rối loạn tiền đình, thừa cân, khó đi cầu, đêm trằn trọc khó ngủ: Sắc lấy nước đặc 30g ngưu tất và 20g hạt muồng 

- Chữa cholesterol máu cao: Thái 12g ngưu tất thành những lát mỏng, hãm với nước nóng uống thay trà.

- Chữa tắc kinh, bế kinh: Sắc uống 10g ngưu tất và 10g ích mẫu

- Chữa rối loạn kinh nguyệt, huyết hư: Mỗi ngày sắc 1 thang các dược liệu rễ ngưu tất 20g, nghệ xanh, ích mẫu và cỏ cú mỗi vị 16g, rễ gai 30g. Số thuốc thu được chia 3 lần uống. Dùng trong 10 ngày liền. Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng.

Lưu ý

- Không dùng ngưu tất cho người thường xuyên bị ra nhiều máu trong thời kỳ hành kinh hoặc bị băng huyết, phụ nữ đang mang thai.

- Không dùng cho người bị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh 

- Kiêng dùng ngưu tất cho các trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư

- Không kết hợp ngưu tất với hùynh hỏa, qui giáp, lục anh, bạch tiền, thịt trâu.

 

Có thể bạn quan tâm?
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator
GĂNG TU HÚ

GĂNG TU HÚ

Găng tu hú, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng trai. Găng tu hú,dược liệu thuộc họ cà phê. Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÚC VẠN THỌ

CÚC VẠN THỌ

Cúc vạn thọ là biểu tượng của hạnh phúc và sức khỏe vĩnh cửu nên thường được trang trí trong dịp Tết. Loài hoa này còn có nhiều dược tính, được nhân dân dùng để chữa ho gà, hen suyễn, viêm vú, viêm miệng, đau răng, bỏng, viêm da mụn mủ...
administrator
DẦU HẠT CẢI

DẦU HẠT CẢI

Cây cải dầu là một loại cây lấy dầu thực vật. Thường được gọi là hạt cải dầu (hoặc cải dầu). Nó được sử dụng rộng rãi như nguồn cung cấp dầu, protein cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. Ngoài ra còn là một phương thuốc chữa bệnh. Hoa cải dầu với màu sắc đa dạng dùng trang trí cũng rất thu hút. Mọi bộ phận của hạt cải dầu đều hữu ích.
administrator
CÁT CÁNH

CÁT CÁNH

Cát cánh (Platycodon grandiflorus) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Có vị đắng, tính bình, Cát cánh được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như ho, viêm họng, đau đầu, đau bụng, viêm ruột, và đặc biệt là giảm đau và chống viêm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Cát cánh có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng đáng kể trong việc điều trị bệnh, đồng thời cũng cần chú ý đến cách sử dụng và bảo quản Cát cánh để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator