BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Bạch hoa xà thiệt thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lưỡi rắn hoa trắng, lữ đồng, giáp mãnh thảo. Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bạch hoa xà thiệt thảo cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả. Bạch hoa xà thiệt thảo đã được sử dụng hàng ngàn năm trong Y Học Cổ Truyền như một loại thuốc thanh nhiệt giải độc, nhưng nó đã trở nên phổ biến với tác dụng chống ung thư. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều tác dụng khác như tác dụng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ thần kinh.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Đặc điểm tự nhiên

Bạch hoa xà thiệt thảo là một loài cây thân thảo, có tuổi thọ cao, dài 20-25cm. Thân vuông, màu nâu nhạt. Gốc dạng thân rễ với thân cây có phần sần sùi.

Lá mọc đối, hình mác thuôn, dài 1-3,5cm, rộng 1-3mm, gốc và đầu nhọn, gân giữa lá rõ, nổi gồ, lá có kèm răng nhỏ ở đầu.

Hoa có màu trắng, có cuống, mọc đơn độc hoặc đôi một ở kẽ lá. 

Mùa hoa quả gần như quanh năm.

Phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng Nhiệt Đới như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ,... Còn ở Việt Nam, cây phân bố phổ biến khắp nơi. Bạch hoa xà thiệt thảo là cây ưa ẩm, ưa sáng thường mọc rải rác hoặc thành từng đám ở vườn, ven đường đi và nhất là ở các gò đất cao, ruộng trồng màu ở vùng trung du. Tuy nhiên, ở các tỉnh ven biển miền Trung và trung du Bắc Bộ thường gặp nhiều hơn các tỉnh khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều dùng làm thuốc được.

Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, thu.

Chế biến:  Sau khi thu hoạch, thảo dược sẽ được mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu sau khi được phơi, sấy khô sẽ được cho vào túi nilon và bảo quản ở nơi có độ ẩm dưới 12%.

Thành phần hóa học

Trong cây Bạch hoa xà thiệt thảo có các chất như asperulosid; scandosid methyl ester; p-coumaroyl scardosis methyl ester; feruscandosid methyl ester, acid asperulosidic, deacetyl- asperulosidic, oleanolic; p-coumaric; stigmastatrienol; b-Sitosterol, b-Sitosterol-D-Glucoside.

Tác dụng

+Thí nghiệm trên ống kính, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân

+Tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của các tế bào ung thư.

+Tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật.

+Tác dụng giải nọc độc rắn.

+Tác dụng kháng khuẩn.

+Ức chế sản sinh tinh dịch.

+tác dụng bảo vệ thần kinh.

+Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng ngoài cho vết thương rắn cắn, côn trùng đốt hoặc đau nhức xương khớp.

Công dụng

Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt hơi đắng, tính mát không độc. Ngoài hỗ trợ trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư thì bạch hoa xà thiệt thảo còn có các công dụng khác sau:

+Hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa cấp tính.

+Hỗ trợ điều trị ho do viêm phổi.

+Điều trị chứng viêm đường tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.

+Điều trị rắn cắn.

+Hỗ trợ điều trị chấn thương thời kỳ đầu.

+Tác dụng chống khối u và kháng ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...

+Hỗ trợ điều trị ung nhọt, u bướu.

+Hỗ trợ điều trị ung thư phổi.

+Tăng khả năng điều trị viêm gan, vàng da, xơ gan.

+Hỗ trợ điều trị u gan.

+Hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân u ác tính.

Liều dùng

Liều từ 15 - 60g/ngày dạng khô, hoặc 60 - 320g dạng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc có thể dùng phối hợp trong các bài thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng bạch hoa xà thiệt thảo cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ sơ sinh.

+Khi sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo ở dạng tươi không nên dùng quá 120g/ngày.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI TÁO

ĐẠI TÁO

Đại táo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô… Đại táo có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG NHU TÍA

HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
BÒNG BONG

BÒNG BONG

Bòng bong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thòng bong, hải kim sa, thạch vi dây, dương vong,... Trong Đông Y bòng bong được gọi là hải kim sa bởi các bào tử trên cây nhiều như biển (tức hải), và có sắc vàng lóng lánh như cát vàng (tức kim sa). Đây là một loài cây quen thuộc thường trồng trong nhà để làm cảnh, ít ai biết đến loài cây này là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh đến thận và tiết niệu như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,...Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này.
administrator
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator