DÀNH DÀNH

Cây dành dành, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thủy hoàng chi, chi tử, mac làng cương. Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). Ngoài những công dụng như trên cây dành dành còn có công dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÀNH DÀNH

Đặc điểm tự nhiên

Cây dành dành là một loài cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m có thân thẳng và phân thành nhiều nhánh. Lá cây tươi tốt quanh năm, thường mọc đối nhau hoặc mọc thành vòng 3 lá. Mặt trên của lá màu xanh thẫm, bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn.

Hoa dành dành là hoa đơn mọc ở đầu cành, có màu trắng khi mới nở và màu vàng nhạt khi sắp tàn, không có cuống và có mùi thơm. Hoa thường nở vào mùa hè.

Quả dành dành thuôn hình bầu dục với 6 – 9 góc gồm 2 – 5 ngăn. Khi chín quả có màu vàng cam, chứa nhiều hạt, có vị thơm và hơi đắng.

Cây dành dành ưa mọc ở những nơi ẩm ướt, gần rạch nước. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở nhiều nơi và còn được trồng làm cảnh, làm thuốc. Cây dành dành mọc chủ yếu ở khu vực Nam bộ và có nhiều ở khu vực từ Hà Nam đến Long An. Ngày nay, cây còn được trồng để làm cảnh, làm thuốc hoặc lấy quả để làm màu nhuộm bánh trái.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, thân, rễ của cây dành dành là những bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thu hái lá, rễ cây và thân cây dành dành quanh năm. Hái hoa và quả chín vào mùa hè và mùa thu.

Chế biến: Lá sau khi hái đem đi rửa sạch và dùng tươi trực tiếp.

Rễ cây sau khi thu hái đem rửa sạch, thái lát và phơi khô để sử dụng.

Quả được thu hái khi chín đem về ngắt bỏ cuống, đem phơi hoặc sấy khô để dành làm dược liệu.

Bảo quản các bộ phận của cây dành dành ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Trong cây dành dành có các thành phần hóa học sau:

+Trong quả dành dành chứa một loại glucozit màu vàng gọi là gacdenin và một số chất như geniposide, gardenosid, shanzhiside, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester.

+Trong lá cây có chứa một hợp chất có tác dụng diệt nấm.

+Trong hoa có chứa acid gardenic và acid gardenolic B.

+Ngoài ra, cây dành dành còn có một số thành phần khác như tannin, tinh dầu, chất pectin.

Tác dụng

+Tác dụng chống oxy hóa: Chi tử chiết xuất nước (sắc) và chiết xuất rượu đều được phát hiện có tác dụng chống oxy hóa. Ở nồng độ 20ppm, hoạt động chống oxy hóa của Crocin có thể so sánh với hoạt động của Butylated Hydroxyanisole (BHA).

+Tác dụng cải thiện độ nhạy insulin và chống bệnh đái tháo đường: Geniposide trong Dành dành làm giảm dung nạp glucose bất thường và tăng insulin máu (cơ chế bệnh được ghi nhận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2). Geniposide được chứng minh là một chất hạ đường huyết hiệu quả. Nó có lợi đối với tổn thương mạch máu do tiểu đường. 

+Tác dụng chống viêm: Geniposide trong Dành dành có thể là một loại thuốc chống viêm tiềm năng để điều trị chấn thương gan cấp tính, tổn thương phổi cấp tính và viêm vú. Crocin trong dược liệu có thể ức chế hoạt động của COX-1 và COX-2, sản xuất prostaglandin E2, hỗ trợ trong giảm viêm, giảm đau.

+Tác dụng chống trầm cảm, cải thiện chất lượng giấc ngủ: Cơ chế chống trầm cảm của Geniposide trong Chi tử có thể liên quan đến sự gia tăng lượng serotonin trong thể vân và hồi hải mã của não chuột.

+Tác dụng lưu thông máu: Chi tử kích thích có chọn lọc sự sinh sản tế bào nội mô mạch máu. Đây là tế bào lót mặt trong của tất cả các mạch máu trong cơ thể và tạo nên một lớp màng ngăn chống đông máu. Có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch và huyết khối, chống huyết khối thông qua việc ức chế kết tập tiểu cầu. Crocetin trong Chi tử điều hòa đáng kể huyết áp tâm thu, giảm hình thành huyết khối và tăng hoạt động chống oxy hóa.

+Tác dụng  đối với gan: Genipin cung cấp khả năng bảo vệ gan đáng chú ý. Crocin được chứng minh là làm giảm tổn thương gan do nhiễm mỡ ở chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo.

+Tác dụng đối với trí nhớ, bảo vệ thần kinh: Geniposide và các dẫn xuất của nó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ ngắn hạn ở các mức độ khác nhau. Geniposide thể hiện đặc tính bảo vệ thần kinh trong bệnh Parkinson. 

+Tác dụng hạ lipid máu: Crocin trong Chi tử có tác dụng chống tăng lipid máu. LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và cholesterol toàn phần đã giảm đáng kể. Mức HDL-cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên đáng kể.

Công dụng

Cây dành dành có vị đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt.

+Điều trị bỏng.

+Điều trị bong gân, đau nhức.

+Điều trị bệnh bí tiểu, sỏi đường tiết niệu.

+Điều trị đau nóng vùng dạ dày.

+Điều trị đau mắt đỏ.

+Điều trị chứng chảy máu cam.

+Điều trị sưng đau do gãy xương,

Liều dùng

Mỗi ngày sử dụng 6 – 9g dược liệu dành dành đem đi sắc nước uống hoặc kết hợp với các bài thuốc khác.

Nếu dùng để đắp ngoài thì sử dụng lá tươi giã nát để đắp một lượng vừa đủ.

Lưu ý khi sử dụng

Bài thuốc từ cây dành dành không nên áp dụng cho những người tỳ vị hư hay tiêu chảy.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOA CAM

TINH DẦU HOA CAM

Tinh dầu hoa cam, là thành phần được chiết xuất từ cây cam chua (hoặc cam đắng), được nền Y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời. Hiện nay, tinh dầu này đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm phục vụ sức khỏe của con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về tinh dầu hoa cam và những công dụng của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa cam và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator
RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Dược liệu có tên gọi là Đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
QUA LÂU NHÂN

QUA LÂU NHÂN

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu, có tên khoa học là Semen Trichosanthis.
administrator
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
BỒ HÒN

BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA NHÀI

HOA NHÀI

Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Họ: Nhài (danh pháp khoa học: Oleaceae) Hoa nhài có các tác dụng như giảm stress, hạ sốt, thanh nhiệt, giảm đau khớp, giảm đau bụng do ăn đồ lạnh. Tuy nhiên, trà hoa nhài chứa nhiều caffein nên những người mẫn cảm với thành phần này và phụ nữ mang thai nên cẩn thận.
administrator