DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DỪA CẠN

Đặc điểm tự nhiên

Dừa cạn là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40 - 80cm, cành vươn thẳng đứng. Lá cây dài 3 - 8cm, rộng 1 - 2,5cm, thuôn dài, đầu nhọn và hẹp dần về phía cuống, không có nhựa mủ, mọc đối xứng. Cuống lá ngắn; gân lá hình lông chim, lồi ở mặt dưới.

Hoa Dừa cạn mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu trắng, hồng hoặc đỏ; giữa hoa thường có màu vàng hoặc đỏ sậm, có mùi thơm đặc trưng. Đài hoa hợp thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, mỗi hoa có 5 cánh mỏng. 5 nhị rời, đính lên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Lá noãn 2, hợp với nhau ở vòi và đầu nhuỵ nhưng rời ở bầu.

Quả đại rộng 2 - 3cm, dài 2,5 - 5cm, mọc thẳng đứng, đầu quả hơi tù, trong có 12 - 20 hạt nhỏ, hình trứng, màu nâu nhạt. Trên bề mặt hạt có những nốt nổi, xếp thành hàng dọc. Mùa hoa quả quanh năm.

Rễ Dừa cạn thẳng hoặc cong, đường kính 1 - 2cm, dài 10 - 20cm, mặt ngoài hơi nhẵn, màu nâu vàng. Đoạn gốc thân phía trên màu xám, có vết sẹo của cành con, dài 3 - 5cm và có nhiều rễ con nhỏ bên dưới. Rễ Dừa cạn cứng khó bẻ, mặt cắt ngang màu trắng ngà, vị đắng và không mùi.

Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagascar, mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, dừa cạn mọc hoang trong thiên nhiên và trồng làm cảnh ở nhiều nơi như An Giang, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Phú Quốc và Côn Đảo.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, thân và lá của cây dừa cạn được sử dụng để bào chế dược liệu. Thời gian thu hái nguyên liệu tốt nhất là vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi hái về đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoàn toàn.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra thành phần chính chứa trong cây Dừa cạn là hoạt chất alkaloid.

Có tới 70 alkaloid thuộc nhiều nhóm khác nhau, trong đó Vinblastine và Vincristine là 2 hoạt chất được quan tâm nhiều nhất hiện nay vì tác dụng kháng u của chúng. Ngoài ra còn có các alkaloid khác như là leurosin, leurocristine và leurosidin.

Tác dụng

+Tác dụng hạ áp: Cao dừa cạn được dùng điều trị bệnh cao huyết áp trên lâm sàng có tác dụng giảm huyết áp trên bệnh nhân rõ rệt, giảm cả trị số tâm thu và tâm trương. Việc điều trị đơn giản, dễ áp dụng, chưa ghi nhận biến chứng ngộ độc.

+Hỗ trợ điều trị Đái tháo đường: Dừa cạn từ lâu đã được người dân địa phương ở nhiều quốc gia sử dụng để trị bệnh tiểu đường. Đã có nhiều thử nghiệm nghiên cứu về tác dụng này của dừa cạn. Kết quả cho thấy các hợp chất alkaloids vindoline, vindolinine, vindoline và vindolinine, giúp làm tăng khả năng hấp thu glucose của các tế bào beta-TC6 hoặc C2C12 của tụy.

+Tác dụng kháng nấm: Cao chiết của hoa, lá và rễ dừa cạn có tác dụng ức chế mạnh hoạt tính men protase của cả hai chủng T5 và T12 của nấm Trichophyton rubrum. Cơ chế sinh học của tác dụng kháng nấm là do khả năng ức chế hô hấp của sợi nấm. Nồng độ cao lá càng cao thì khả năng ức chế càng mạnh. 

+Điều trị Ung thư: Năm 1958, một nghiên cứu đã chứng minh 2 thành phần chính của Dừa cạn, là Vinblastine và Vincristine, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cơ chế được cho là do các hợp chất này có khả năng kết hợp với các phân tử tubulin, ức chế sự tạo thành vi ống do đó ngăn cản quá trình phân chia tế bào. 

Công dụng

Dừa có có vị đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng rong kinh.

+Điều trị chứng mất ngủ.

+Điều trị chứng tiêu khát (khát nhiều và tiểu tiện nhiều).

+Điều trị lỵ trực khuẩn.

+Điều trị chứng bế kinh (bụng dưới đau, căng đầy, mặt đỏ và dễ cáu gắt).

+Điều trị vết bỏng nhẹ.

+Hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp.

+Hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp.

+Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

+Điều trị zona thần kinh.

+Hỗ trợ điều trị chứng u xơ tuyến tiền liệt.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan và xơ gan.

Liều dùng

Bông dừa được sử dụng chủ yếu ở dạng cao lỏng, sắc uống hoặc đắp ngoài. Nếu dùng uống chỉ nên sử dụng từ 8 – 20g dược liệu khô/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Tránh dùng Dừa cạn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vì cây có độc tính cao, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.

+Không chỉ định cho người có huyết áp thấp.

+Dùng Dừa cạn với liều cao và kéo dài có thể gây mù loà hoặc dẫn đến tử vong.

+Phản ứng không mong muốn của Dừa cạn tương tự các thuốc điều trị ung thư khác như: Nhức đầu, chán ăn, viêm miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, tắc hoặc liệt ruột, giảm bạch cầu, rụng tóc, viêm dây thần kinh.

+Hàm lượng hoạt chất chứa trong Dừa cạn hoa trắng thường cao hơn hoa đỏ hoặc hoa hồng, vì vậy nên chọn loài này để làm thuốc.

 

Có thể bạn quan tâm?
MỘC HƯƠNG

MỘC HƯƠNG

Mộc hương hoặc còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Vân mộc hương là một trong số các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là một vị thuốc quý ở Việt Nam được sử dụng với công dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như đầu bụng, khó tiêu, viêm ruột, táo bón,…
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
MÀNG TANG

MÀNG TANG

- Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers. - Họ: Long não (Lauraceae). - Tên gọi khác: Khương mộc, Tất trừng già, Sơn thương
administrator
AN NAM TỬ

AN NAM TỬ

An Nam Tử được sử dụng khá nhiều trong những bài thuốc chữa chứng ho khan, ho đờm, viêm họng mãn tiếng, khàn tiếng, chảy máu cam cho trẻ nhỏ và một số công dụng khác.
administrator
PHÒNG PHONG

PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI – ĐẠI TOÁN

TỎI – ĐẠI TOÁN

Tỏi hay còn gọi là đại toán, là một loại gia vị không còn xa lạ với căn bếp gia đình Việt. Đây còn được ví như một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm về công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng vị thuốc này.
administrator
CÀNG CUA

CÀNG CUA

Rau càng cua là thảo dược “vàng” cho sức khỏe; Có công dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, thiếu máu hay cả đái tháo đường. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), một loại rau dại mọc nhiều nơi và sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có vòng đời 1 năm, vị chua nhẹ khi ăn sống và có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Tên gọi khác: Rau tiêu hay còn gọi là kim đơn, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo...
administrator