RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Dược liệu có tên gọi là Đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ.

daydreaming distracted girl in class

RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Cordyceps sinensis, thuộc bộ Nang khuẩn Ascomycetes, 

Họ Nhục tòa khuẩn (Hypocreaceae)

Tên gọi khác: trùng thảo, hay hạ thảo đông trùng.

Dược liệu có tên gọi là Đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ.

Đặc điểm dược liệu

Đông trùng hạ thảo vừa là động vật vừa là thực vật, là một loại nấm mọc ký sinh trên sâu non thuộc họ sâu cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non nằm dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân sâu để hút chất dinh dưỡng trong sâu làm cho chúng chết. Đến khi mùa hè, nấm sinh cơ chất mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. 

Trùng thảo có hình dáng của sâu non. Thân có nhiều vân ngang, gần đầu có nhiều vân vòng nhỏ, toàn thân có khoảng 9 đôi chân, nhưng chỉ có 4 đôi chân ở bụng là rõ, đầu có chất sừng màu nâu đỏ. Sau khi khô, thân của đông trùng có màu vàng hoặc vàng kim. Phần sâu non bên trong có màu trắng, mùi thơm, hơi rắn. Từ đầu con sâu mọc ra thân nấm hình trụ, màu nâu sẫm, phần đầu hơi phình to, hơi dẻo, dai và khó bẻ gãy sau khi sấy. 

Phân bố, sinh thái

Đông trùng hạ thảo được tìm thấy ở vùng núi cao trên 4.000m hoặc thường gặp ở những khu rừng ẩm ướt như cao nguyên Thanh Tạng, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). 

Tại Việt Nam, đông trùng hạ thảo cũng được nuôi trồng nhiều tại Sa Pa, Lào Cai.

Tuy nhiên, hiện nay dược liệu đã được tinh chế và nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: các bộ phận của trùng thảo đều được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, khuẩn tọa, khuẩn ty và xác ấu trùng được sử dụng phổ biến.

Thu hái, chế biến:

Đông trùng hạ thảo thường được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 3 – 7 hằng năm. Sau thu hái, rửa sạch, phơi khô, phun rượu vào rồi tiếp tục phơi khô hẳn. Đông trùng hạ thảo được bó thành những bó từ khoảng 10 – 15 con.

Cách dùng phổ biến nhất đó là ngâm rượu. Ngoài ra, người ta còn bào chế thành viên nang để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

Cách ngâm rượu Đông trùng hạ thảo

- Cách đơn giản nhất: Dùng 100g đông trùng hạ thảo tươi hoặc 10g đông trùng hạ thảo ngâm với 1 lít rượu gạo từ 35-40 độ. Sẽ ngâm đông trùng hạ thảo với 700ml rượu gạo trong khoảng 1 tuần sau đó cho tiếp 300ml rượu gạo còn lại vào ngâm cùng. Sau khoảng 1 tháng có thể dùng rượu. 

- Ngoài ra có thể ngâm chung với một số dược liệu khác như: Nhân sâm, Nhung hươu, Câu kỷ tử. Hoặc ngâm cùng các bài thuốc bổ khác:

+ Ngâm 30g đông trùng hạ thảo khô và 30g nhân sâm với 1 lít rượu gạo 35-40 độ. Đầu tiên ngâm đông trùng hạ thảo, nhân sâm với 700ml rượu gạo trong khoảng 2 tháng sau đó cho tiếp 300ml rượu gạo còn lại vào ngâm cùng. Sau khoảng 1 tháng có thể dùng rượu. 

+ Ngâm 30g đông trùng hạ thảo và 30g kỷ tử ngâm với 1 lít rượu gạo 35-40 độ. Đầu tiên ngâm đông trùng hạ thảo, kỷ tử với 700ml rượu gạo trong khoảng 1 tháng sau đó cho tiếp 300ml rượu gạo còn lại vào ngâm cùng. Sau khoảng 1 tháng có thể dùng rượu. 

+ Ngâm 30g đông trùng hạ thảo và 20g lộc nhung ngâm với 1 lít rượu gạo 35-40 độ. Đầu tiên ngâm đông trùng hạ thảo, lộc nhung với 700ml rượu gạo trong khoảng 1 tháng sau đó cho tiếp 300ml rượu gạo còn lại vào ngâm cùng. Sau khoảng 5 tháng có thể dùng rượu. 

Thành phần hóa học 

Đông trùng hạ thảo ở Trung Quốc có 7% acid cocdixepic, 25 – 32% protid, 8,4% chất béo.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng ích phế, bổ thận, bổ tinh ích tủy, cầm máu, hóa đờm, dùng chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh.

Bên cạnh đó, rượu Đông trùng hạ thảo giúp chữa chứng đau lưng, mỏi gối. Ngoài ra, rượu khi ngâm dược liệu còn giúp kích thích tiêu hóa, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, nâng cao sức khỏe…

Tác dụng của rượu đông trùng hạ thảo

- Bổ thận, tráng dương, điều trị giảm ham muốn, di tinh, xuất tinh sớm… hỗ trợ điều trị sinh lý yếu ở cả nam và nữ

- Tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể: Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, và các chất cao năng lượng giúp tăng cường thêm sức khỏe, bồi bổ cơ thể cho người khỏe, người mệt mỏi.

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số điều kiện khác mà liều lượng đông trùng được chỉ định cũng khác nhau. 

Trung bình mỗi ngày dùng khoảng 6-12g đông dược dạng rượu thuốc là đủ.

Lưu ý

- Đông trùng hạ thảo nếu không được sử dụng đúng liều lượng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Rối loạn nhịp thở, Thiếu máu, Nhiễm trùng đường hô hấp, Chóng mặt

- Đông trùng hạ thảo tương tác với:

+ Một số chất có trong thuốc ức chế hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

+ Thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch.

+ Thuốc hỗ trợ điều trị các tình trạng như viêm khớp, vấn đề về hô hấp, rối loạn về máu, bệnh về da, dị ứng nặng, vấn đề về mắt.

- Những lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo ngâm rượu

+ Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi, người đang bị rối loạn đông máu, sốt cao… không dùng rượu đông trùng hạ thảo.

+ Những người bị bệnh lý tim mạch, tiểu đường, thận, gan… nên hết sức thận trọng khi sử dụng. 

+ Không nên uống liên tục kéo dài.

+ Không dùng cùng lúc với các loại rượu khác nhất là rượu thuốc khác.

+ Không uống quá nhiều rượu đông trùng hạ thảo trong 1 lần.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator
NÁNG HOA TRẮNG

NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.
administrator
KÊ HUYẾT ĐẰNG

KÊ HUYẾT ĐẰNG

- Tên khoa học: Caulis Spatholobi suberecti - Họ: Fabaceae (Đậu) - Tên gọi khác: cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu.
administrator
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
TINH DẦU TÍA TÔ

TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DIẾP CÁ

DIẾP CÁ

Diếp cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá giấp, co vầy mèo, ngu tinh thảo, tập thái, rau vẹn, phiăc hoảy, cù mua mín. Rau diếp cá từ lâu đã được biết đến như một loại rau ăn sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Nó có mùi đặc trưng mà chỉ có những người ăn quen mới thích thú. Bên cạnh đó, diếp cá còn được sử dụng để giảm sốt, điều trị viêm họng, viêm phế quản, áp xe phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ và trúng thực. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên không thích hợp cho các trường hợp có mụn nhọt thể âm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator