TÍCH DƯƠNG

Trong thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về một vị thuốc được xem là thần dược của đấng mày râu, chỉ đứng sau Nhục thung dung, với tên gọi Tích dương. Đây là một loại nấm, đã được ghi nhận rất lâu theo Y học cổ truyền từ hàng ngàn năm trước, sống ký sinh trên thân rễ của Nitraria schoberi. Loại dược liệu này có công dụng bổ dương, bổ thận, được sử dụng để trị di hoạt tinh, liệt dương hay huyết khô, vô sinh ở nữ giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tích dương, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng nhé.

daydreaming distracted girl in class

TÍCH DƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu

Tích dương, hay còn được gọi là Địa mao cầu, có tên khoa học là Caulis Cynomorii – Herba Cynomorii, họ Tích dương (Cynomoriaceae).

Tích dương là một loại cây sống ký sinh, được gọi là nấm. Loại dược liệu này thường được tìm thấy mọc ký sinh trên rễ của cây Nitraria Schoberi L. (thuộc họ Tật lê Zygophyllaceae). Thân cây Tích dương có màu nâu đỏ. Phần ở dưới đất ngắn và thô; còn phần mọc trên mặt đất cao từ 20 – 35 cm với đường kính khoảng 3 – 6 cm.

Trước đây, cây Tích dương chủ yếu được tìm thấy ở Trung Quốc, đa số ở các tỉnh như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Nội Mông Cổ, Sơn Tây, Ninh Hạ… Gần đây loài nấm này đã được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, ở các tỉnh bao gồm Lào Cai, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai…

Tích dương ưa sống ở những khu vực có khí hậu lạnh ẩm, chủ yếu mọc ở các vùng có độ cao trên 1000 m so với mực nước biển.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận sử dụng làm thuốc là phần thân thịt của cây Tích dương

Mùa xuân hoặc mùa thu là thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch loại dược liệu này. Sử dụng toàn bộ phần thân dưới đất cùng với phần thân trên mặt đất. Sau khi thu hái, đem rửa sạch, phơi hay sấy khô để dùng. Một số người có thể thái thành miếng mỏng trước, sau đó mới đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy trong dược liệu có chứa Flavonoid, hợp chất Steroid, Triterpen, Polysaccharide, các acid hữu cơ

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Tích dương có vị ngọt, tính ấm. Quy kinh Can, Thận, Đại trường. Có công dụng ôn dương, tráng dương, bổ Can Thận, mạnh gân cốt, hoạt trường, ích tinh huyết. Được sử dụng để trị chứng liệt dương, di tinh, đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng, tiểu nhiều, tiểu đêm, mỏi yếu hai khớp gối. Nữ giới cũng có thể được sử dụng để trị chứng vô sinh do dương hư sinh hàn, huyết khô, táo bón.

Theo Y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của loài dược liệu này.

  • Chiết xuất từ Tích dương có hoạt tính sinh học phổ rộng. Có chứa men protease với công dụng chống lại virus HIV, HCV (virus gây viêm gan siêu vi C và virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải).

  • Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy Tích dương có khả năng chống lại quá trình chết tự động của tế bào. Dược liệu này cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxi hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa loãng xương, đái tháo đường.

  • Các chuyên gia cũng tìm thấy tác dụng tăng cường khả năng sinh sản tương đồng với Y học cổ truyền. Nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ Tích dương làm tăng cường quá trình sinh tinh, từ đó làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. Trên nữ giới, nó kích hoạt sản xuất steroid sinh dục nữ, giúp làm tăng khả năng sinh sản và giảm các triệu chứng mãn kinh.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo là 3 – 10 g, thường sử dụng khoảng 6 g. Có thể dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thuốc bột hoặc thuốc rượu.

Các nghiên cứu cho thấy dược liệu này an toàn khi sử dụng liều dưới 15 g/kg.

Một số bài thuốc có sử dụng Tích dương:

  • Can Thận dương hư có biểu hiện suy nhược, teo cơ, yếu liệt, giảm vận động: Dùng Tích dương kết hợp cùng Ngưu tất, Thục địa.

  • Thận dương hư với biểu hiện liệt dương, yếu mỏi gối, đau yếu lưng, tinh dịch loãng: Sử dụng Tích dương cùng Thục địa, Sơn thù du, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Ngũ vị tử.

  • Thận dương hư với biểu hiện xuất tinh sớm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ: Sử dụng phối hợp Tích dương với Tang phiêu tiêu.

  • Táo bón do khí huyết hư ở người cao tuổi, mất tân dịch: Sử dụng Tích dương cùng Hỏa ma nhân và Bá tử nhân.

Lưu ý

Tích dương tuy là một dược liệu tốt cho sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ giới, nhưng khi sử dụng cần lưu ý. Không dùng ở những người bệnh có biểu hiện Thận âm hư hỏa vượng (bao gồm nóng phừng mặt, bốc hỏa, mặt đỏ, mắt đỏ,  lòng bàn tay bàn chân và lồng ngực nóng, họng khô khát nhiều, tâm phiền, đầu váng…). Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRINH NỮ HOÀNG CUNG

TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) là một loại dược liệu quý hiếm, được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới. Trinh nữ hoàng cung được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu, đau lưng, đau đầu, khó tiêu, rối loạn kinh nguyệt, và các vấn đề về sản khoái. Tuy nhiên, để sử dụng Trinh nữ hoàng cung đúng cách và hiệu quả, cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế và sử dụng sản phẩm chứa Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc đáng tin cậy.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
LÁ ATISO

LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator