CỦ NIỄNG

Củ niễng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Niềng niễng, cây lúa miêu, giao bạch, cao duẫn. Củ niễng hay niễng là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Bên cạnh đó, Niễng cũng là một vị thuốc thường được sử dụng để giải khát, lợi tiểu, giải say rượu, kích thích tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm tuyến tiền liệt,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ NIỄNG

Đặc điểm tự nhiên

Củ niễng là cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc chìm dưới nước hoặc chỗ có nhiều bùn. Thân rễ phát triển mạnh, thân đứng thẳng, có thể cao khoảng 1 – 2 m, phân thân dưới xốp, to.

Lá Niễng phẳng, hình dải, thuôn, dài khoảng 30 – 70 cm, chiều rộng khoảng 2 – 3 cm. Cả 2 mặt lá đều ráp, bên mép lá dày, bẹ lá nhẵn, có nhiều khía rãnh, bẹ lá có hình bầu dục. Ở các nách lá có nhiều chồi, đến mùa sẽ phát triển và đâm ra các lá mới.

Hoa Củ niễng hình chùy, hẹp, dài khoảng 30 – 50 cm. Cuống chung của hoa khỏe, phân thành nhiều nhánh, nang nông đực thường phát triển ở trên, bông cái nhỏ nằm ở phía dưới. Hoa đực thường có 6 nhị với các chỉ nhị ngắn. Hoa cái có bầu nhụy dài.

Củ niễng có nguồn gốc ở miền Đông Xiberia. Hiện nay được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác thuộc châu Á. Tại Việt Nam, củ Niễng thường được trồng ở ven các bờ ao, áo cạn, ven hồ hoặc vùng nước có bùn lầy nhão, ruộng nước. Cây thường phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ hư ngoại thành Hà Nội, Vũ Thư – Thái Bình, Đồng Văn – Hà Giang, Đà Lạt – Lâm Đồng. Đặc biệt, ở nước ta Củ niễng phổ biến nhất ở Nam Định, nên còn có tên gọi khác là Củ niễng Nam Định.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ niễng thân to, phồng, xốp, chình chùy, đường kính khoảng 2.5 – 3cm, chiều dài khoảng 5 – 8 cm. Trên thân có một loại nấm ăn được ký sinh là nấm Ustilago Esculentum Hennings. Loại nấm này khiến cho thân cây phồng lên, có nhiều đốm đen, càng già thì đốm đen càng nhiều. Chính bộ phận bị nấm ký sinh này được sử dụng để làm thức ăn và dược liệu. Tên gọi trong Đông y thường là Cô giao hoặc Cô bạch.

Thu hái: Củ niễng thường được trồng vào tháng 9, lúc nước luôn luôn ngập. Một số nơi có thể trồng vào tháng 11 – 12 sau khi đã phơi nắng cây một thời gian. Khi trồng thì mỗi gốc nên cách nhau khoảng 50 – 60cm để đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Trồng sau một năm là có thể thu hái được.

Chế biến: Củ niễng thường được dùng tươi, không cần chế biến sơ chế.

Củ niễng thường được sử dụng tươi, do đó nếu thu hái vừa đủ để sử dụng. Nếu sử dụng không hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Thành phần hóa học

Củ niễng có protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm và một số muối khoáng: Canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magie, kẽm, selen; các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, carotene, folacin, pantothenic acid, niacin.

Tác dụng

+Tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu.

+Tác dụng cải thiện bệnh xơ cứng gan, ure máu cao.

+Tác dụng cải thiện triệu chứng tê thấp.

+Tác dụng phòng bệnh tăng huyết áp.

+Hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

+Điều trị đa xơ cứng gan và Ure máu cao.

+Tác dụng chữa bệnh viêm ruột, đau dạ dày.

+Tác dụng tăng tiết sữa, thông sữa.

+Hỗ trợ làm trắng da và giữ ẩm cho da.

Công dụng

Củ niễng có vị ngọt, béo, tính hàn, có mùi thơm, không độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị sốt, kiết lỵ.

+Điều trị đau dạ dày, bị nhiệt.

+Điều trị bệnh đái tháo đường.

+Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt.

+Điều trị cao huyết áp.

Liều dùng

Củ niễng có thể thái nhỏ ăn sống, nấu chín hoặc sắc thành thuốc, dùng uống.

Liều dùng không cố định.

Lưu ý khi sử dụng

+Chống chỉ định với người bị sỏi đường tiết niệu, đau bụng tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, người dương suy hoạt tinh.

+Tuy củ niễng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý tránh sử dụng chung củ niễng cùng với mật ong.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
CÂY TRE

CÂY TRE

Tre (Bambusa bambos) là một loại dược liệu đặc biệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Tre còn được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tre và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
BẠCH THƯỢC

BẠCH THƯỢC

Bạch thược, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mẫu đơn trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược, thược dược,... Bạch thược là một vị thuốc từ cây Thược dược Trung Quốc. Không chỉ nổi bật bởi màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của hoa, rễ của loài cây này còn là một vị thuốc quý. Cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RỄ UY LINH TIÊN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

RỄ UY LINH TIÊN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Rễ Uy linh tiên (Rhizoma Clematidis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Uy linh tiên thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa và các vấn đề về da. Với những đặc tính và tác dụng vượt trội, uy linh tiên là một trong những dược liệu phổ biến và đáng tin cậy trong Y học cổ truyền cũng như được nghiên cứu và ứng dụng trong Y học hiện đại.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator