SÂM VÒ

Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta.

daydreaming distracted girl in class

SÂM VÒ

Giới thiệu về dược liệu Sâm vò

- Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta. Bên cạnh là một món giải khát, Sương sâm hay còn gọi là Sâm vò là một vị thuốc quý với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Với các công dụng rất điển hình như thanh nhiệt, giảm cân, chữa táo bón, giải khát,… Sau đây là những thông tin về Sâm vò.

- Tên khoa học: Tiliacora triandra (Colebr.) Diels

- Họ khoa học: Menispermaceae (họ Tiết dê).

- Tên gọi khác: Sương sâm, Lá mối, Dây sâm lông, Xanh tam, Dây xanh leo, Sâm sâm, Sương sâm trơn,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm vò

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm vò thuộc loài cây bụi thấp, thân là dây leo khá mảnh và nhẵn, trên thân có các lông mịn hoặc đôi khi không có lông.

  • Lá Sâm vò có hình dạng không cố định, có lúc có hình phiến xoan nhọn hoặc có lúc có hình trái tim ở gốc là còn phần đầu lá thì nhọn cứng. Lá thường có chiều dài khoảng 4 - 13 cm và chiều rộng khoangr 2 - 6 cm. Bề mặt lá nhẵn và dai, lá không xẻ thùy. Trên lá có 3 gân chính phía trên và các gân con tạo thành mạng. Cuống lá khá ngắn, chỉ khoảng 5 - 20 mm.

  • Cụm hoa móc ở các nách lá hoặc ở thân già, có chiều dài khoảng 15 - 25 mm và có các lông mịn. Bên ngoài cụm hoa có 3 lá đài hình tam giác và có lông ở phần lưng. Phía trong cũng có 3 lá đài có kích thước lớn gấp 2 - 3 lần lá đài ở ngoài. Tràng hoa gồm 6 cánh có hình trái xoan ngược. Hoa có 3 nhị với bao phấn hình tam giác, bao phấn mở dọc và mở bên, các chỉ nhị có chiều dài gấp 2 đến 3 lần bao phấn. Hoa thường có từ 3 - 6 lá noãn với vòi nhụy cong. Khi chín lá noãn sẽ có hình trứng và nhân thì có hình móng ngựa cũng như có lõm hẹp ở giữa, phần phôi nhũ có hình lưỡi liềm với lá mầm có chiều dài gấp khoảng 3 lần rễ mầm.

  • Quả Sâm vò là quả mọng, mang màu hơi tím đen khi chín và phía bên ngoài qảu có một lớp phấn trắng giống mốc.

  • Sâm vò thường ra hoa vào khoảng tháng 2 và ra quả vào khoảng tháng 9 trong năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Loại thực vật này có mặt ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,…

  • Cây thường được trồng nhiều trong vườn của các hộ gia đình thuộc khu vực Đông và Tây Nam Bộ để lấy lá làm thạch giải khát. Hoặc cũng có thể bắt gặp Sâm vò mọc hoang ở rừng, núi đá vôi,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: có thể sử dụng toàn thân cây Sâm vò bao gồm cả thân, lá và rễ để làm thuốc.

- Thu hái: có thể thu hái dược liệu quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi rửa sạch rồi phơi khô để sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

Thành phần hóa học của Sâm vò

Dược liệu Sâm vò có những thành phần hoạt chất đa dạng gồm:

- Nhóm alkaloid: menismin, pereirin, cissamin, hayatidin, hayatin, cissamparein,…

- Nhóm flavonoid.

- Nhóm phenolic.

- Các acid béo.

- Ngoài ra còn các thành phần khác như nước, các nguyên tố vi lượng, chất xơ, pectin, các protein, vitamin C, đường khử,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm vò theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm vò có các tác dụng dược lý như sau:

- Giảm và ngăn ngừa táo bón: nhờ tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, Sâm vò giúp bổ sung chất xơ, bên cạnh đó thạch Sâm vò cũng cung cấp nhiều nước từ đó giúp phần mềm hơn giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có thể giúp ngăn ngừa và giảm táo bón cho phụ nữ có thai.

- Giảm cân: Sâm vò chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng và nước, nhưng lại có lượng calo rất thấp. Nhờ đó việc sử dụng Sâm vò cũng giúp giảm lượng calo hấp thụ nhưng vẫn mang lại các lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng nhiều không những giúp thanh nhiệt cho cơ thể mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

- Giải nhiệt: do trong thành phần và trong dạng thạch Sâm vò có nhiều nước giúp giải khát và làm mát cơ thể rất hiệu quả.

- Tiềm năng chữa và ngăn ngừa đái tháo đường: nhờ tác dụng hạ đường huyết và cường insulin trong các thử nghiệm trên động vật. Bên cạnh đó, thử nghiệm còn nhận thấy rằng Sâm vò còn giúp giảm sự phóng thích glucose từ gan và cải thiện cũng như tái tạo lại các tế bào β đảo tụy (tế bào chịu trách nhiệm tiết insulin) từ đó giúp làm hạ đường huyết.

- Chống oxy hóa: nhờ các thành phần flavonoid và các phenolic.

- Chống ung thư: trên những thử nghiệm cho thấy dịch chiết lá Sâm vò có tác dụng ức chế tế bào ung thư gồm ung thư phổi và buồng trứng, tác dụng này được cho là nhờ thành phần oxoanolobin.

Vị thuốc Sâm vò trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính mát hoặc hàn.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: nhuận trường, thanh nhiệt, tiêu độc, chỉ lỵ,…

- Chủ trị: các chứng táo bón, kiết lỵ hoặc chữa các bệnh liên quan đến gan, tăng huyết áp, cholesterol huyết cao, các bệnh dạ dày,…

Cách dùng – Liều dùng của Sâm vò

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn, dạng nước thuốc hoặc dạng phổ biến là thạch Sâm vò hay còn gọi là thạch Sương sâm. Cách làm thạch như sau:

  • Chọn các lá Sâm vò là lá bánh tẻ, không quá non hoặc quá già rồi đem đi rửa sạch, cho 1 ít nước đun sôi để nguội vào rồi vò, vặn lá Sâm bằng hay tay cho nát.

  • Vò mạnh và nhồi để lá Sâm ra hết nhựa, vò đến khi lá Sâm chuyển sang màu trắng là được rồi bỏ bã lá.

  • Vớt hết bọt và để yên cho phần nước Sâm tự đông lại. Có thể thêm nước vào tùy độ đặc loãng của thạch mà mình mong muốn. Tùy khẩu vị khi ăn có thể thêm đường và đá sẽ ngon hơn. Ăn hết trong ngày không để qua đêm.

- Liều dùng: tùy theo nhu cầu sử dụng.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm vò

- Bài thuốc trị cảm mạo do say nắng, đau nhức cơ xương khớp hoặc tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: 30 – 60 g lá Sâm vò.

  • Tiến hành: lá Sâm vò đem đi rửa sạch rồi vò lấy phần nước để làm thạch Sương sâm và ăn. Ngoài ra cũng có thể chế biến thành dạng thuốc sắc rồi uống.

- Bài thuốc chữa chứng đau bụng và chậm tiêu:

  • Chuẩn bị: bột rễ Sâm vò, bột Gừng và bột hạt Tiêu theo tỷ lệ 4 : 6 : 5 cùng với Mật ong.

  • Tiến hành: bột rễ Sâm vò, bột Gừng và bột hạt Tiêu đem đi trộn chung lại với nhau rồi cho thêm Mật ong vào, tiếp đến nhào thành bột nhão để chế thành viên hoàn. Uống với lượng khoảng 0,2 – 0,3 g mỗi ngày. Nên sử dụng liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh được cải thiện thì ngừng thuốc

- Bài thuốc trị sốt, lỵ và tiểu tiện khó khăn:

  • Chuẩn bị: 50 g Sâm vò.

  • Tiến hành: dược liệu Sâm vò đem đi rửa sạch rồi vò nát hoặc có thể giã nhỏ. Sau đó thêm 1 ít nước đun sôi để nguội và để vắt lấy nước. Sau khi vắt xong thì chờ đến khi phần nước nhựa của Sâm vò đông lại rồi uống. Để dễ uống hơn thì người bệnh có thể cho thêm đường vào để sử dụng. Uống với lượng khoảng 40 – 100 g lá Sâm vò tươi mỗi ngày.

- Bài thuốc trị đái tháo đường, táo bón hoặc tình trạng miệng khô khát:

  • Chuẩn bị: 30 – 60 g lá Sâm vò, 30 g Biển súc (Rau đắng đất) và 45 g Rung rúc.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi đun sôi để uống.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Sâm vò

- Tuy có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất hiệu quả nhưng cũng không nên sử dụng Sâm vò quá 2 ly mỗi ngày do có thể dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng hoặc khó tiêu.

- Đây là loại dược liệu thường được chế biến thành món giải khát phổ biến, do đó khi lựa chọn các hàng quán để thưởng thức thạch Sâm vò thì nên chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Có thể bạn quan tâm?
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
HOA HIÊN

HOA HIÊN

Hoa hiên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo. Hoa hiên là một cây thuốc mọc hoang được trồng nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh mục đích chữa bệnh, nó thường được sử dụng như một loại rau để làm thức ăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGẢI CỨU

NGẢI CỨU

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
KIM VÀNG

KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
administrator