SẮN DÂY

Sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn. Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tăng tiết mồ hôi, giải rượu, sinh tân dịch, thăng dương chỉ tả. Do đó được dùng để trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, ho khan, ho đờm, sốt, trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.

daydreaming distracted girl in class

SẮN DÂY

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth

Họ: đậu (Fabaceae)

Tên khác: phấn cát căn, bạch cát, cát căn

Đặc điểm dược liệu

Sắn dây là loại cây thân leo. Rễ củ phình ra, thon dài, viền không đều. Vỏ rễ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành. Phần thân cành ở phía ngoài hơi có lông. 

Lá kép, mọc so le nhau bao gồm 3 lá chét. Lá chét có hình trái xoan hay hình trứng rộng, mép nguyên hay chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt..

Cụm hoa mọc thành từng chùm ở kẽ lá. Lá bắc có lông, hoa thường có màu xanh lơ hay xanh tím, mùi thơm dịu. Đài hoa hình chuông và có lông áp sát màu vàng. Quả đậu, dẹt, thắt lại giữa các hạt và có nhiều lông màu vàng nâu.

Mùa hoa vào tháng 9, 10

Phân bố, sinh thái

Sắn dây mọc ở rất nhiều nơi, có thể là mọc hoang hay được trồng. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang phổ biến ở các tỉnh rừng núi phía Bắc, đồng thời được trồng ở rất nhiều nơi khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây sắn dây, bao gồm cả rễ, củ, thân, lá và hoa. 

Thu hái, chế biến: Thường thu hoạch vào mùa đông, từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau, khi thời tiết khô ráo. Đào lấy củ và rửa sạch đất cát, sau đó cạo sạch phần vỏ lụa bên ngoài. Tiếp theo cắt thành từng đoạn, có thể để nguyên hay bổ đôi theo chiều dọc nếu củ quá to. Đem đi phơi hoặc sấy khô, và cuối cùng có thể nghiền thành bột mịn.

Bảo quản: trong túi kín và cất ở những vị trí khô ráo, thông thoáng để tránh nấm mốc cũng như mối mọt.

Thành phần hóa học 

Củ có một số thành phần hóa học như: Các dẫn chất isoflavone, formononetin, dẫn chất coumestan, isoflavon dime kudzu isoflavones, các glycosid loại olean triterpen, các sapogenin…

Hoa chứ saponin triterpenic, glucosyl tryptophan PF-P…

Lá chứa rất nhiều các acid amin, điển hình nhất là asparagine.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, sắn dây có công dụng:

  • Nâng cao sức đề kháng, đồng thời tăng đề kháng với các loại virus đường hô hấp.

  • Giải độc cơ thể, bảo vệ tế bào gan.

  • Điều trị rối loạn ở động mạch vành, điều hòa nhịp tim, lipid máu, huyết áp.

  • Chống lão hóa.

  • Giảm đau đầu hay đau nhức cổ vai gáy.

  • Hoạt tính chống ung thư: thành phần Puerarin, thuộc nhóm isoflavone glycoside có tác dụng chống lại ung thư. Thông qua cơ chế kích hoạt chết theo chương trình, thay đổi chu kì tế bào.

  • Hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh: thành phần daidzein và genistein có tác dụng hỗ trợ thoái hóa thần kinh mạn tính như bệnh Parkinson.

Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn. Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tăng tiết mồ hôi, giải rượu, sinh tân dịch, thăng dương chỉ tả. Do đó được dùng để trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, ho khan, ho đờm, sốt, trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng hằng ngày: 4-10 g dược liệu tùy thuộc vào bộ phận sử dụng mà sẽ có cách dùng khác nhau: 

- Phần củ: Có thể chế biến thành bột rồi khuấy với nước để uống. Hoặc dùng tươi để nấu nước uống. Hay cũng có thể kết hợp với các vị thuốc khác.

- Phần lá: Thường được sử dụng tươi bằng cách giã nát.

- Phần hoa: Cũng thường dùng tươi, giã nát hay nấu nước uống.

Một số bài thuốc có sắn dây:

1. Điều trị cảm mạo, đau mắt, khô mũi, lạnh ít nóng nhiều: Sắc uống các dược liệu 8g sắn dây, 4g sài hồ, 4g khương hoạt, 4g bạch chỉ, 4g thược dược, 4g hoàng liên, 2g cát cánh, 2g cam thảo, 3 lát sinh khương, 2 trái đại táo, 8g thạch cao với nước trên lửa nhỏ

2. Trị sở mới phát hay chưa mọc ra hết: Sắc các dược liệu 12g sắn dây, 12g kinh giới, 12g ngưu bàng tử, 16g liên kiều, 8g uất hương, 4g thuyền thoái, 4g cam thảo, 8g cát cánh với khoảng 1 lít nước. Sau đó cô cạn còn 300ml và uống trong ngày

3. Trị sốt nhẹ kèm khát nước: Sắc các dược liệu 12g sắn dây, 8g tri mẫu, 20g sinh thạch cao, 8g cam thảo với khoảng 600 ml nước. Cô cạn còn 300ml, uống khi nước thuốc còn ấm.

4. Trị sốt, khát, khô môi, đại tiện bí kết và đau thượng vị: Sắc uống các dược liệu 40g sắn dây tươi, 40g mạch môn, 40g cỏ nhọ nồi, 20g lá tre.

5. Bài thuốc chữa cảm cúm kèm đau đầu và sốt: Sắc uống các dược liệu 12g sắn dây, 8g sài hồ, 4g cam thảo, 6g bạch thược, 8g thạch cao, 4g đại táo, 4g cát cánh, 4g hoàng cầm, 4g bạch chỉ và 4g khương hoạt.

6. Điều trị đau đầu, đau mỏi vai gáy, tăng huyết áp và nhiệt miệng: Tán thành bột mịn dược liệu sắn dây cùng cao đằng với liều lượng ngang bằng nhau, sau đó trộn đều. Mỗi ngày lấy 30g bột thuốc hãm với nước sôi và uống khi nước thuốc còn ấm.

7. Trị khô mũi, nhức đầu, tiểu vàng, ho hen và nóng ngực: Sắc uống các dược liệu 8g sắn dây, 4g cam thảo, 4g bạch thược, 6g đại táo, 5g ma hoang.

8. Bài thuốc hỗ trợ tim mạch

Chuẩn bị: Tán thành bột mịn các dược liệu 200g sắn dây, 180g đan sâm, 90g bạch linh và 40g cam thảo, sau đó trộn đều. Mỗi ngày lấy dùng khoảng từ 30 – 40g thuốc bột hãm với nước nóng và uống khi thuốc vừa đủ độ ấm.

9. Trị chảy máu cam: Giã nát 1 ít củ sắn dây tươi rồi đắp trực tiếp lên mũi khi bị chảy máu cam. Nếu tình trạng này kích hoạt thường xuyên thì có thể giã củ sắn dây rồi vắt lấy nước cốt để uống.

Lưu ý

- Dùng sắn dây quá liều có thể gây tiêu chảy. 

- Không dùng trong trường hợp bị hàn thấp khí mức độ nặng, nhất là ở phụ nữ mang thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẮC BÁ DIỆP

TRẮC BÁ DIỆP

Trắc bá diệp (Cacumen Platycladi) là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trắc bá diệp và cách sử dụng nó.
administrator
RAU DỆU

RAU DỆU

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
TẦM XUÂN

TẦM XUÂN

Tầm xuân (Rosa canina) là một loại thực vật có hoa thuộc họ hoa hồng. Loài cây này phân bố rộng rãi trên khắp thế giới và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong y học cổ truyền. Tầm xuân được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh, từ việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, đến giảm đau và chống viêm. Ngoài ra, tầm xuân cũng được sử dụng trong mỹ phẩm và chế phẩm làm đẹp.
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
MỒNG TƠI

MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.
administrator
GÁO

GÁO

Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator