LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.

daydreaming distracted girl in class

LƯỢC VÀNG

Giới thiệu về dược liệu Lược vàng

Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson

Họ thực vật: Commelinaceae (Họ Thài Lài).

Các tên gọi khác: Lan vòi, Địa lan vòi, Giả khóm, Rai lá phất dủ, Lan rũ, Cây bạch tuộc,…

Mô tả dược liệu Lược vàng

Lược vàng là loại cây thân thảo sống lâu năm, thân mọng nước mọc thẳng đứng hoặc bò ngang, có chiều cao từ khoảng 20 – 50 cm, đôi khi phát triển đến 1 m. Thân cây Lược vàng chia thành nhiều đốt và nhiều nhánh. Mỗi đốt dài khoảng từ 1 – 2 cm, những nhánh thân có thể có độ dài lên đến 10 cm:

  • Lá Lược vàng thuộc loại lá sáp, mọc so le và mọc tập trung ở ngọn thân, rải rác ở phía dưới với phiến lá có hình ngọn giáo. Lá có chiều dài khoảng 12 – 25 cm và rộng khoảng 4 – 6 cm. Bề mặt lá nhẵn, những lá tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ có màu tím, còn trong bóng râm thì có màu xanh. Ở mặt trên màu lá sẽ đậm hơn so với mặt dưới. Bẹ lược vàng ôm sát thân cây, mép lá nguyên & lá thường có màu vàng khi già, gân lá nổi rõ song song. Lá cây Lược vàng mọng nước.

  • Hoa Lược vàng xếp thành một trục dài và cong thành chùm từ 2 - 3 hoa dạng xim trên phát hoa hình chùy dài đến 60 cm. Mỗi cặp xim được ôm bởi những chiếc là bắc dạng răng cưa (3 răng) dài 10 – 15 mm, lá đài có màu trắng, trong suốt, có dạng mũi mác dài từ 5 – 6 mm. Cụm hoa thường gồm khoảng 6 – 12 hoa, màu trắng, hình dạng nhọn, dài 5 - 6 mm. Cuống hoa dài khoảng 1,5 - 3 mm, phần trên xanh, dưới trắng, mép nguyên, có lông mịn ở phía dưới. Cánh hoa bóng, có màu trắng, trong suốt và có hình trứng hẹp, có 6 nhị.

  • Hoa của cây nở chủ yếu vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy vào vùng khí hậu. Nhưng hoa Lược vàng thường rất chóng tàn & mọc tương đối lẻ tẻ.

Bộ phận dùng, phân bố, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm thuốc, thường sử dụng phần thân và lá cây Lược vàng để làm thuốc.

- Phân bố: Lược vàng có nguồn gốc từ vùng Châu Mỹ. Sau này nó được du nhập qua Nga và sau đó là đến Việt Nam. Ban đầu, cây phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa, sau đó phân bố gần như trên cả nước ta. Với hình dáng đẹp mắt nên Lược vàng có thể vừa dùng để làm cảnh, vừa làm thuốc.

- Thu hái và chế biến: thu hái những cây Lược vàng trưởng thành để đảm bảo lượng hoạt chất có trong dược liệu. Tốt nhất nên lựa chọn những lá có chiều dài dài trên 20 cm và có màu tím thẫm, thường thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch thì đem đi rửa sạch, phơi khô để dùng dần hoặc có thể sử dụng tươi. Tương tự, thân hay rễ Lược vàng cũng được mang về rửa vài lần nước cho sạch. Sau đó chặt thành các đoạn ngắn và chủ yếu được sử dụng để ngâm rượu.

Thành phần hóa học

Các thành phần có trong dược liệu Lược vàng bao gồm:

  • Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).

  • Các acid béo: paraffinic, olefinic

  • Nhóm lipid: triglycerid, sulfolipid,…

  • Phytosterol.

  • Sắc tố chlorophyl, carotene.

  • Các acid hữu cơ.

  • Các loại vitamin: B2, B3 và các nguyên tố vi lượng như sắt, crom, niken, đồng,…

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

Dựa trên các nghiên cứu, cây Lược vàng có các công dụng sau:

  • Tăng cường và hỗ trợ hệ thống miễn dịch

  • Giúp kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp.

  • Sử dụng trong viêm răng, viêm lợi, sâu răng, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, thối tai, cầm máu vết thương,…

  • Chống oxy hóa.

  • Bảo vệ sự bền vững cho thành mạch máu từ đó giúp ổn định huyết áp.

  • Hỗ trợ tốt trong điều trị đái tháo đường.

  • An thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả, từ đó giúp giảm đau mỏi cơ xương khớp.

  • Bên cạnh đó còn có tác dụng giảm đau ngoại vi và ức chế 1 vài dòng tế bào ung thư ở 1 mức độ nhất định.

  • Hỗ trợ điều trị 1 số bệnh về gan.

Vị thuốc trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị nhạt, hơi chua, tính mát, ít độc.

- Quy kinh: chủ yếu quy vào kinh Phế.

- Công năng: trong Y học cổ truyền, Lược vàng có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đờm, lợi thủy,.

- Chủ trị: các chứng nổi mụn nhọt, viêm họng, ho đờm, đau nhức xương khớp, nóng trong người, đái tháo đường, viêm loét dạ dày – tá tràng,…

Cách dùng – Liều dùng

Dược liệu Lược vàng có thể được sử dụng bằng các phương pháp hết sức đơn giản như:

  • Nhai sống lá và nuốt cả nước lẫn bã.

  • Giã nát để đắp lên vết thương hoặc xoa bóp bên ngoài, dùng để băng cầm máu, làm tan máu tụ, máu bầm.

  • Dùng lá, thân cây, vòi và rễ ngâm với rượu trắng uống.

  • Phơi khô lá và pha với nước sôi, nấu nước uống như uống nước trà.

  • Nấu cao, sau đó pha loãng uống hoặc bôi lên da.

Liều dùng Lược vàng thông thường khoảng từ 3 – 9 lá tươi hoặc 3 chén nhỏ rượu ngâm lá và thân cây Lược vàng mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Lược vàng

- Bài thuốc trị viêm họng từ cây Lược vàng: 

  • Sử dụng từ lá Lược vàng giã nhỏ và vắt lấy nước uống, sử dụng nước ép là Lược vàng kiên trì với tần suất khoảng 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh.

  • Hoặc có thể sử dụng từ 3 – 4 lá Lược vàng đem đi rửa sạch và thái nhỏ rồi nhai trực tiếp, nhai từ từ trong vòng khoảng 10 phút. Nên nhai 3 lần mỗi ngày.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: sử dụng lá Lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai nguyên cả lá, nên kiên trì sử dụng hằng ngày để các triệu chứng bệnh được cải thiện.

- Hỗ trợ trong điều trị bệnh gan: sử dụng 2 lá Lược vàng cùng với 2 lá Mồng tơi đem đi rửa sạch, giã nhỏ 2 loại nguyên liệu này và vắt lấy phần nước và sử dụng uống vào mỗi buổi tối trước khi ngủ.

- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng từ Lược vàng: sử dụng là Lược vàng giã nhỏ và vắt lấy phần nước, tiếp đến trộn nước ép lá Lược vàng với mật gấu, uống hỗn hợp này sau mỗi bữa ăn. Cả nước và xác lá Lược vàng đều sử dụng được.

- Bài thuốc giúp giảm đau lưng từ Lược vàng: 

  • Cách 1 dùng rượu Lược vàng: chuẩn bị khoảng 200 g thân và lá Lược vàng, rửa sạch tất cả các nguyên liệu, thái nhỏ rồi cắt thành từng đoạn ngắn, cho vào bình ngâm với 1 L rượu trắng từ 40o trở lên. Bảo quản bình rượu ở nơi mát mẻ trong khoảng 60 ngày là có thể sử dụng được. Sử dụng khoảng từ 40 – 50 mL chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Có thể kết hợp lấy rượu Lược vàng xoa bóp bên ngoài ở vị trí đau nhức thường xuyên.

  • Cách 2 chườm lá lược vàng: cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần hái vài lá Lược vàng đem hơ trên lửa cho đến khi lá nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên chỗ lưng bị đau. Khi dược liệu nguội có thể hơ lại rồi đắp lại thêm vài lần nữa. Mỗi lần đắp trong khoảng 15 phút thì cơn đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.

- Trị mụn nhọt: 

  • Cách 1 đắp lá Lược vàng để điều trị mụn nhọt tại chỗ: sử dụng từ 1 - 2 lá Lược vàng rửa sạch với nước và ngâm với nước muối trong vòng 15 phút. Giã nát lá Lược vàng rồi đắp lên các vị trí bị mụn. Sử dụng băng gạc y tế cuốn lại để cố định dược liệu không bị rơi ra ngoài. Sau đó khoảng 20 – 30 phút thì có thể gỡ bỏ phần thuốc đắp và rửa lại da với nước sạch.

  • Cách 2 trị mụn nhọt bằng rượu Lược vàng: ngoài thuốc đắp, có thể kết hợp với uống rượu Lược vàng để tăng hiệu quả điều trị mụn nhọt toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Đầu tiên cần chuẩn bị 1 kg cây Lược vàng (gồm cả thân và lá) rửa sạch rồi phải để cho thật ráo nước, sau đó cắt thành các đoạn ngắn khoảng 1/2 đốt ngón tay. Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm chung với 2 L rượu trong vòng ít nhất 8 tuần. Mỗi lần dùng thì uống một li nhỏ & dùng 2 lần trong ngày. Phụ nữ hoặc người không uống được rượu có thể pha loãng với một ít nước để giảm nồng độ cồn trong rượu để dễ uống hơn.

- Trị đau nhức răng, viêm nướu răng: hái vài lá Lược vàng nhai sống hoặc giã lấy nước cốt và uống. Trước khi nuốt nên ngậm trong miệng khoảng vài phút để các hoạt chất trong lá Lược vàng tiếp xúc trực tiếp với các vị trí bệnh và phát huy hiệu quả điều trị tối ưu.

- Bài thuốc chữa ho khan kéo dài ở người lớn và trẻ em: nhai kỹ lá Lược vàng tươi, nuốt cả bã và nước. Người lớn nhai khoảng 3 lá mỗi lần dùng, trẻ em trên 12 tháng tuổi nhai 1 lá mỗi lần.

- Điều trị vết côn trùng cắn, giời leo: nhai thật kỹ khoảng từ 3 – 4 lá Lược vàng, nuốt nước, phần bã thì lấy đắp vào các vị trí bị sưng tấy do côn trùng cắn. Thực hiện tương tự đối với những trường hợp bị giời leo.

- Điều trị bệnh gout: lá Lược vàng rửa sạch sau đó thái nhỏ và đem phơi khô, mỗi ngày sử dụng 1 nắm lá vừa đủ để đun nước sôi dùng như trà.

Lưu ý khi sử dụng

- Không nên sử dụng Lược vàng cùng lúc với các thuốc khác đặc biệt là các thuốc tân dược. 

- Người có hệ miễn dịch yếu không nên sử dụng cây Lược vàng.

- Do các hoạt chất kháng viêm mạnh trong thành phần của cây Lược vàng nên có thể gây tổn thương dây thanh quản nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá liều.

- Lưu ý khi sử dụng dạng rượu ngâm Lược vàng đối với những người bị viêm – xơ gan, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường nhưng chưa kiểm soát tốt hoặc những người không uống được rượu. 

- Không nên lạm dụng Lược vàng với liều lượng lớn để đề phòng trường hợp gây tụt huyết áp.

- Do Lược vàng có tính mát nên đối với những người có cơ địa lạnh (sợ lạnh, dễ tiêu chảy) thì không dùng nước ép tươi Lược vàng vào buổi tối. 

- Trẻ em dưới 5 tuổi nên ưu tiên dùng đường bôi hoặc đắp bên ngoài.

- Trước khi sử dụng các bài thuốc từ Lược vàng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator
HÒE HOA

HÒE HOA

Hòe hoa là một dược liệu phổ biến trong Y học cổ truyền, có tác dụng chữa cao huyết áp, chữa chảy máu cam, băng huyết, trĩ chảy máu, phòng ngừa chứng đứt mạch máu não, ho ra máu, đái ra máu, đau mắt, xích bạch lỵ,…
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator