MỦ TRÔM

Nhắc đến Mủ trôm, ở nước ta ai ai cũng nghĩ đến một loại thực vật thường được sử dụng để làm nước mát, nước giải khát cho những ngày hè nóng oi bức hoặc cần sự thanh mát cho cơ thể. Mủ trôm thường được pha chế trong các thức uống mát như sâm bổ lượng hoặc nước hạt é. Bên cạnh đó, Mủ trôm còn là một vị thuốc có những công dịch có ích cho sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

MỦ TRÔM

Giới thiệu về dược liệu Mủ trôm

Nhắc đến Mủ trôm, ở nước ta ai ai cũng nghĩ đến một loại thực vật thường được sử dụng để làm nước mát, nước giải khát cho những ngày hè nóng oi bức hoặc cần sự thanh mát cho cơ thể. Mủ trôm thường được pha chế trong các thức uống mát như sâm bổ lượng hoặc nước hạt é. Bên cạnh đó, Mủ trôm còn là một vị thuốc có những công dịch có ích cho sức khỏe.

- Tên khoa học: Sterculia foetida L.

- Học khoa học: Sterculiaceae (họ Trôm).

- Tên gọi khác: Cây cốc, Cây gạo, Trôm hôi, Trôm thối,….

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Mủ trôm

- Đặc điểm thực vật:

  • Trôm là loại cây gỗ lớn, có thân thẳng đứng, hình trụ, các cành cây chắc khỏe và có những sẹo lá hình tim. Cây Trôm có thể có chiều cao khoảng 25 – 30 m.

  • Lá Trôm là lá kép chân vịt gồm từ 5 - 9 lá chét có cuống, lá Trôm không lông, chiều dài lá khoảng 30 cm và có mùi hôi. Lá Trôm mọc so le, có cuống dài, hình mũi mác, mặt trên màu nhạt và mặt dưới màu lục xám. Lá kèm rất dễ rụng.

  • Cụm hoa Trôm mọc ở ngọn cây gồm các chùm hẹp, nhẵn và có chiều dài khoảng 15 - 20 cm. Hoa Trôm có màu đỏ và mang một mùi rất hôi, đài hoa có hình ống và có lông, nhưng không có cánh hoa. Hoa Trôm đực có cuống, bộ nhị mở thành chén ở đầu và có khoảng 15 - 20 bao phấn. Cuống nhụy của hoa Trôm có 5 lá noãn, mỗi lá noãn sẽ gồm từ 8 - 15 noãn.

  • Quả Trôm gồm từ 1 - 5 quả đại chĩa ra, có chiều dài khoảng 9 cm. Vách quả dày, màu đỏ, nhẵn và có lông. Mỗi quả đại khi nở thì có hình dạng giống cái mõ. Mỗi quả chứa khoảng 10 – 15 hạt có màu đen bóng, chiều dài hạt khoảng 18 – 20 mm.

  • Cây Trôm ra hoa khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và cho ra quả khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm.

- Phân bố: 

  • Loài Trôm được xem là loại cây gỗ cổ nhiệt đới, phân bố khá rộng rãi từ khu vực phía Nam Trung Quốc trở xuống. Ngoài ra, cây Trôm còn phân bố ở các nước Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Ôxtraylia, châu Phi

  • Tại nước ta có 25 loài thuộc chi Sterculia L., hầu hết đều là những cây thân gỗ cao hoặc cây bụi. Cây Trôm mọc rải rác ở những khu rừng cây lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng còi vùng bình nguyên và trên núi đất hoặc núi đá. Đôi khi Trôm cũng được trồng ở quanh các làng hoặc gần bờ hồ để lấy bóng mát. Cây Trôm phân bố ở nước ta chủ yếu ở các tỉnh như Kiên Giang, Khánh Hòa, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: là hạt, lá và vỏ của cây Trôm.

- Thu hái và chế biến: thu hái quanh năm, thường được sử dụng ở dạng tươi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng dầu hạt và nhựa mủ. Nên thu hạt ở những quả đã giả và thu vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 để lấy dầu là tốt nhất. 

- Phần nhựa tiết ra từ vỏ thân của cây Trôm được gọi là Mủ trôm, để xác định được có phải là Mủ trôm nguyên chất hay không thì dựa vào màu sắc vì Mủ trôm nguyên chất thì có màu trắng trong.

Thành phần hóa học của Mủ trôm

- Mủ trôm là 1 hợp chất polysaccharid cao phân tử, khi thủy phân sẽ tạo ra các thành phần như L-rhamnose, D-galactose và acid D-galacturonic,…Bên cạnh đó Mủ trôm còn có các thành phần với hàm lượng cụ thể gồm: 37% acid uronic, các muối magie, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác.

- Ngoài ra trong hạt cây Trôm còn chứa khoảng 52,36% lipid, các acid béo bao gồm 32,65 acid octadecanoic và 42,15% acid hexadecanoic. 

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Mủ trôm theo Y học hiện đại

Mủ trôm có các công dụng như sau:

- Chống oxy hóa.

- Kháng viêm.

- Kháng khuẩn.

- Hỗ trợ phòng ngừa đái tháo đường.

- Ức chế khối u.

- Giúp làm đẹp da.

Vị thuốc Mủ trôm trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, tính mát.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: chỉ khát, phát hãn, lợi tiểu, giúp săn da,…

- Chủ trị: điều trị mụn nhọt, giải khát, đại tiện khó,…

Cách dùng – Liều dùng Mủ trôm

- Cách dùng: lá Trôm sắc lấy nước để rửa vết thương, vết loét hoặc chữa một số bệnh ngoài da. Nước ép từ lá non của cây Trôm giúp chữa sốt, phối hợp với Piper cubela L. làm thuốc trị ho. Hạt Trôm đôi khi có thể được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, nhuận tẩy & cũng có thể được dùng làm thực phẩm.

- Liều dùng: chưa có liều dùng cụ thể

Một số cách chế biến vị thuốc Mủ trôm

- Trước tiên ta chuẩn bị đường phèn (nếu không có có thể dùng đường cát) sau đó nấu tan đường phèn rồi cho vào chai.

- Dùng từ 2 - 3 thanh Mủ trôm nguyên chất (khoảng 20 g) bẻ ra thành các miếng nhỏ hoặc cũng có thể đập cho nhỏ ra (nếu đã sử dụng Mủ trôm dạng hạt thì không cần đập nhỏ) và rửa sạch với nước. Tiếp đến cho Mủ trôm vào khoảng 2 L nước sạch và để ngâm qua đêm trong vòng khoảng 24 giờ.

- Sau khi ngâm Mủ trôm nở thì có thể bỏ vào tủ lạnh để sử dụng dần, mỗi lần muốn sử dụng bao nhiêu lấy vừa đủ dùng và cho nước đường phèn đã nấu tan trước đó vào với nhau, trộn đều và sử dụng. Mủ trôm cho vào tủ lạnh có thể bảo quản để sử dụng dần trong khoảng từ 5 - 7 ngày.

- Có thể uống Mủ trôm với hạt Đười ươi hoặc Hạt é mang lại rất nhiều tác dụng tốt cũng như rất ngon và mát.

- Trung bình 1 kg Mủ trôm có thể chế biến thành khoảng 500 L nước Mủ trôm.

- Ngoài ra còn có thể chế biến các loại đồ uống khác từ Mủ trôm như: Mủ trôm hạt é, Mủ trôm đường phèn, mủ trôm thốt nốt, Mủ trôm sương sâm,…

Lưu ý khi sử dụng Mủ trôm

- Hạt của cây Trôm có nhiều dầu do đó nếu tiêu thụ 1 lượng lớn hạt Trôm thì sẽ gặp hiện tượng buồn nôn, nôn và chóng mặt. Do đó những người có cơ địa hay hàn, dễ bị lạnh bụng thì nên thận trọng khi sử dụng.

- Phải lưu ý khi dùng Mủ trôm cho những người đang dùng các thuốc điều trị bệnh khác vì có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc.

- Vỏ thân và hạt Trôm nếu sử dụng với liều lớn có gây ra sảy thai. Vì vậy, việc sử dụng Mủ trôm là chống chỉ định với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hoặc người có khối u ở ruột.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY BÁNG

CÂY BÁNG

Cây Báng (Arenga pinnata), còn được gọi là Búng báng, Cây đác, Đao rừng, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây Báng có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thức uống, mỹ phẩm, dược liệu và cả trong công nghiệp sản xuất giấy. Ngoài ra, cây Báng còn được sử dụng trong y học cổ truyền và có những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và những tác dụng của cây Báng trong y học hiện đại và cổ truyền.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
DÂY ĐAU XƯƠNG

DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, cây đau xương, khau năng cấp. Dây đau xương là loại dược liệu mọc hoang khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp được sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÔN BỐ

CÔN BỐ

Côn bố hay Hải đới là một loại tảo đáy phẳng sống ở biển. Thuốc có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, long đờm và được dùng nhiều trong điều trị ung thư vú, tràng nhạc, thoát vị.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator